Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng phối hợp ngành đường sắt Việt Nam chuẩn bị đưa vào vận hành đoàn tàu du lịch hạng sang mang tên “Hoa Phượng Đỏ” - biểu tượng mới cho du lịch đường sắt, kết nối hai thành phố lớn Hà Nội-Hải Phòng bằng hành trình đẳng cấp và đầy phong cách.
Chiều 24/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng phối hợp với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp du lịch với ngành đường sắt.
Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025), sáng 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức hội thảo với chủ đề “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa”.
Ga Đà Lạt được xếp hạng di tích kiến trúc cấp quốc gia năm 2001, đến năm 2024 được tỉnh Lâm Đồng công nhận điểm du lịch. Thời gian qua, cùng với việc đưa vào khai thác nhiều dịch vụ hấp dẫn, tại ga Đà Lạt được cải tạo, nâng cấp cảnh quan, thiết kế những vườn hoa độc đáo phục vụ du khách.
Ngày 21/3, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp Việt với chương trình phát triển công nghiệp đường sắt Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp cơ khí, đường sắt, đóng tàu, công nghệ thông tin,…
Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng dự kiến đi qua địa phận chín tỉnh, thành phố, với chiều dài tuyến chính khoảng 390,9km; sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 203.231 tỷ đồng.
Là ga đầu mối lớn của đường sắt Việt Nam, những ngày cao điểm phục vụ vận tải Tết Ất Tỵ, lượng khách đi tàu tại ga Hà Nội rất đông, số đoàn tàu chạy gấp hơn hai lần ngày thường. Để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, cán bộ, nhân viên ga căng sức cố gắng, để mỗi hành trình đoàn viên, du xuân của hành khách luôn suôn sẻ, thoải mái, an toàn.
Năm 2024, với tinh thần chủ động, sáng tạo, không ngừng đổi mới, Đảng ủy Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 22-NQ/ĐU, kết quả công tác xây dựng đảng và sản xuất kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực.
Hai toa tàu cộng đồng được các họa sĩ vẽ nên những bức tranh về chợ quê ngày Tết, cảnh múa lân sư rồng, ông đồ cho chữ đầu xuân... Trong thoáng chốc, những đoàn tàu sắt xù xì đã được "thổi hồn Tết", sẵn sàng cho chuyến vượt thiên lý vắt qua Giao thừa năm nay...
Hơn ba năm trước, em bé sinh ra trên “chuyến tàu giải cứu” được tổ tàu âu yếm gọi là Bình Minh, ghép tên quê mẹ Quảng Bình và TP Hồ Chí Minh nơi mầm sống lớn lên từng ngày và gửi gắm niềm hy vọng một bình minh, tương lai tươi sáng sau chuỗi ngày dịch bệnh u ám. Đã có hàng chục đứa trẻ sinh ra trên chuyến tàu Thống Nhất và bà đỡ “bất đắc dĩ” là những nhân viên tận tâm, hết lòng vì hành khách.
Bộ Giao thông vận tải đã quyết định giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025, nguồn chi hoạt động kinh tế đường sắt cho Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Nguồn vốn 4.300 tỷ đồng được giao để xây dựng định mức bảo trì và thực hiện bảo trì hạ tầng đường sắt.
Ngày 20/12, nhân viên tàu SE3 vừa bàn giao cho bộ phận khách vận ga Huế để trao lại tài sản giá trị của một hành khách Campuchia bỏ quên khi xuống tàu.
Chiều 22/11, Hành trình “Kết nối di sản miền trung” của Đường sắt Việt Nam được vinh danh dẫn đầu hạng mục hoạt động-dịch vụ trải nghiệm ấn tượng trong Chương trình bình chọn “Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế 2024”. Sau 8 tháng hoạt động, tàu “Kết nối di sản miền trung” đã đón gần 170 nghìn lượt hành khách trong nước và quốc tế trải nghiệm cung đường sắt đẹp nhất dải đất hình chữ S xinh đẹp theo cách vô cùng đặc biệt.
Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt được thành lập trên cơ sở hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn.
Những năm trở lại đây, tổ hợp dịch vụ giải khát, ăn uống ở khu vực Trần Phú - Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) đã không ít lần phải đóng cửa trước sự tiếc nuối của du khách thập phương. Nghịch lý về việc một mô hình du lịch gây nguy hiểm cho tính mạng con người nhưng lại thu hút rất nhiều khách đến tham quan đang đòi hỏi một giải pháp dứt điểm từ phía cơ quan chức năng.
Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Ất Tỵ năm 2025, năm nay Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mở bán vé tàu Tết sớm hơn mọi năm, đặc biệt không bán ghế phụ hoặc ghế chuyển đổi.
Trong những ngày qua, hàng nghìn công nhân ngành đường sắt các tỉnh phía bắc đang căng mình để thông tuyến, khôi phục sản xuất sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt mưa bão kéo dài.
Hiện tại, tuyến đường sắt Yên Viên-Lào Cai là tuyến chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau bão số 3 với 20 điểm ngập nước, 45 điểm sạt lở nền đường. Ngành đường sắt đang tập trung nhân lực, vật lực để khắc phục, quyết tâm thông đường trong thời gian nhanh nhất.
Ngày 12/9, nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân xã Lâm Giang (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), ngành đường sắt đã lập tức huy động toa xe, vận chuyển 2,5 tấn hàng hoá là nhu yếu phẩm lên hỗ trợ bà con vùng lũ bị chia cắt.
Sau khi tạm dừng tàu chạy qua cầu Đuống, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị thành phố Hà Nội hạn chế phương tiện đi qua cầu này trước bối cảnh nước sông tiếp tục lên nhanh.
Do ảnh hưởng của bão số 3, ngành đường sắt đã hủy tổng cộng 22 chuyến tàu khách. Bên cạnh đó, toàn bộ tuyến tàu hàng tuyến Hà Nội - Hải Phòng cũng tạm dừng hoạt động.