Trong 2 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, các thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện thành công ca lấy-ghép đa tạng từ người hiến chết não. Tất cả quá trình từ lúc phát hiện, chẩn đoán và hồi sức người hiến tạng tiềm năng đến lúc hoàn thiện các ca ghép chỉ diễn ra trong vòng 50 giờ đồng hồ.
Nửa thế kỷ qua, y học Việt Nam đã ghi nhiều dấu mốc lịch sử với những kỹ thuật hiện đại, để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, cứu sống bệnh nhân, tạo dựng uy tín cho đội ngũ thầy thuốc trên trường quốc tế. Trong quá trình đó, Việt Nam tự hào ghi tên mình vào danh sách các nước có kỹ thuật ghép tạng phát triển mạnh mẽ, khi ghép tạng là một trong 10 thành tựu y học lớn nhất của thế giới ở thế kỷ 20.
Ngày 19/4, Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam phối hợp Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tổ chức Chương trình “Khám sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tri ân gia đình người hiến tạng chết não cứu người-Cho đi là còn mãi tại tỉnh Phú Thọ”.
Sau thành công của ca ghép thận đầu tiên tại tỉnh Quảng Ninh từ người hiến chết não, ngày 15/4, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí tiếp tục triển khai ca phẫu thuật lấy và ghép thận thứ 2 từ người hiến sống.
Sau thành công của ca lấy, ghép tạng năm 2024, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, đơn vị tuyến tỉnh đầu tiên trên cả nước triển khai thành công phẫu thuật lấy đa mô tạng.
Hai ca phẫu thuật ghép thận được thực hiện đồng thời tại 2 bệnh viện tuyến tỉnh là Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí.
Bệnh viện Quân y 175 đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong và ngoài Quân đội, thực hiện thành công ca lấy đa mô, tạng từ người hiến chết não đầu tiên tại bệnh viện. Đây là một dấu mốc quan trọng, khẳng định năng lực chuyên môn và tinh thần nhân văn sâu sắc trong hành trình phát triển kỹ thuật cao tại Bệnh viện Quân y 175 - bệnh viện tuyến cuối của Quân đội phía nam.
Gần đây, những câu chuyện ghép tạng từ người cho chết não, giúp kéo dài sự sống cho nhiều người đã không còn là chuyện hiếm. Mới nhất, một ca hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã mở ra trang mới cuộc đời cho bảy người bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh và Huế.
Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Như Hiệp cảm ơn và đánh giá cao nghĩa cử cao đẹp của chị B. và người thân đã vượt qua tâm lý, quan niệm để quyết định hiến tặng mô và bộ phận cơ thể anh Trần Hữu N. là chồng chị B. khi đã chết não để ghép cho bảy người khác. Đây là nghĩa cử rất cao đẹp và quyết định kịp thời của chị B. cùng người thân gia đình chồng chị B. giúp Bệnh viện Thống Nhất phối hợp các bệnh viện khác và Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia phẫu thuật lấy mô và bộ phận cơ thể của anh N. khi đã chết não để ghép cho bảy người khác.
Bộ Y tế đang lấy ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Một trong những nội dung được dư luận quan tâm là quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người.
Ghép mô, tạng là thành tựu y học quan trọng, giúp cứu sống và cải thiện chất lượng sống cho hàng nghìn bệnh nhân suy tạng giai đoạn cuối. Sau hơn 30 năm, từ ca ghép tạng đầu tiên (năm 1992), đến nay kỹ thuật ghép tạng Việt Nam đã theo kịp được thế giới. Tuy nhiên, nhận thức về đăng ký hiến mô, tạng từ cộng đồng hiện còn nhiều hạn chế, nhất là số người hiến tạng sau chết não còn thấp so với các nước trong khu vực.
Ngày 4/3, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, bệnh viện vừa phối hợp Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia và nhiều bệnh viện thực hiện phẫu thuật lấy và ghép tạng từ người cho chết não.
Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện Tây y đầu tiên tại Việt Nam, đã khẳng định vị thế là biểu tượng hàng đầu của ngành y tế Việt Nam suốt hơn 130 năm qua.
Thời gian qua, cùng với việc tăng cường vận động, ngành y tế đã nghiên cứu, vận dụng, đề xuất các chính sách để bảo đảm tính bền vững, thúc đẩy hoạt động hiến-ghép mô, tạng tại Việt Nam.
Thời gian qua, cộng đồng xã hội rất xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của nhiều gia đình đã vượt qua nỗi đau và các quan niệm tín ngưỡng để đồng ý hiến tạng người thân sau khi chết não. Món quà vô giá này đã cứu sống nhiều người bệnh, lan tỏa sâu sắc ý nghĩa của việc cho đi là còn mãi.
“Tôi không thể tin rằng mình đã sống khỏe mạnh suốt 14 năm qua, tất cả đều nhờ bác sĩ và những người đã giúp đỡ tôi trong thời khắc sinh tử. Được gặp lại bác sĩ hôm nay, tôi như sống lại giây phút hồi sinh”, ông Trần Ngọc Thanh, 59 tuổi, trú tại Điện Biên, người đầu tiên tại Việt Nam được ghép gan từ người hiến chết não hạnh phúc nói.
Một người đàn ông 36 tuổi không may bị xuất huyết não do vỡ phình động mạch đốt sống phải dẫn đến hôn mê, rơi vào chết não không thể phục hồi. Được sự vận động của các thầy thuốc, gia đình đã đồng ý hiến tạng với tâm niệm “cho đi là còn mãi”. Nhờ nghĩa cử cao đẹp đó, bốn người suy tạng đã bình phục.
Cuộc chuyển giao sự sống tại Bệnh viện Bạch Mai đã trải qua một hành trình đầy thử thách nhưng đã đạt được những kết quả như mong muốn khi bốn người được hồi sinh sự sống.
Từng đau đớn ký giấy hiến tạng con trai để cứu người, bà Ngần không bao giờ nghĩ cuộc đời sẽ lại đưa đến cho bà thêm… 5 người con không chung dòng máu khác. Sau 8 năm, người mẹ đau khổ, từng gánh tiếng xấu ngày nào, giờ đã có thể nở nụ cười bình an.
Ngày 12/10, tại Hà Nội, Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) phối hợp Hội Ghép tạng Việt Nam tổ chức Hội nghị Khoa học ghép tạng toàn quốc lần thứ IX, có chủ đề “Ghép tạng Việt Nam: Hội nhập và phát triển”.
Theo Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, có 25 ca chết não hiến mô, tạng, góp phần làm tăng số tạng hiến từ người chết não (87/829 bệnh nhân ghép, tương đương 10,49%).
Một bệnh nhân bị suy gan, giãn cơ tim; thời gian sống tính từng ngày nhờ hệ thống tim phổi nhân tạo và máy lọc gan đã được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cứu sống nhờ ghép đồng thời tim-gan từ người cho chết não hiến tặng.
“Mấy tháng sau ghép phổi, tôi mới được nhìn vợ qua cuộc gọi video. Cô ấy chưa nói được gì, chỉ chảy nước mắt vẫy tay, cả gia đình cũng không cầm được nước mắt”, anh Nguyễn Minh Hạnh xúc động nói, nhìn vợ Trịnh Thị Hiền đang dần bình phục. Hai bệnh nhân được ghép tạng trước đó là ông Nguyễn Xuân Toại và em Nguyễn Anh Thư cũng mừng mừng, tủi tủi chúc mừng gia đình anh Hạnh.
Chiều 25/8, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng đã đến thăm 2 bệnh nhân được ghép thận đặc biệt từ người cho chết não tối và đêm 24/8 được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn.
Việc thành lập 9 hội đồng, trong đó có 5 hội đồng chuyên môn về điều phối ghép mô, tạng và 4 hội đồng chuyên môn về mạng lưới hiến sẽ giúp cho việc vận động và triển khai ghép tạng hiến hiệu quả, minh bạch, không lãng phí nguồn tạng hiến.