Khẩn trương giải ngân tại các Điểm giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình.

Tín dụng chính sách tạo lực đẩy phát triển kinh tế địa phương

Nhờ dòng vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước do Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thực hiện, đông đảo người dân nghèo từ miền núi cao, tới bãi ngang ven biển ở dải đất hẹp Quảng Bình đã có thêm nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Điểm giao dịch tại xã của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn.

Hiệu quả tín dụng chính sách: Nhìn từ vùng núi cao Bắc Kạn

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc tập trung huy động, đầu tư nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo vùng đất nằm ở phía Đông Bắc Bộ.
Nông dân Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Noong Luống, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Ảnh NGUYÊN-DŨNG)

Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025 thực chất, khách quan và công bằng

Công tác chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025 cần thực chất, khách quan, công bằng và đúng theo quy trình quy định. Đồng thời, bảo đảm kết quả giảm nghèo phản ảnh được mức độ cải thiện các chiều thiếu hụt, tiêu chí dịch vụ xã hội cơ bản, chất lượng cuộc sống của người dân.
Ảnh minh họa: Được chính quyền hỗ trợ trâu bò để sản xuất, thu nhập gia đình anh Lý Văn Nó (xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) từng bước được cải thiện. (Ảnh: HÀ NHÂN)

Giảm nghèo nhanh và bền vững, cải thiện đời sống hộ nghèo

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030, trong năm 2024, cả nước tiếp tục duy trì tỷ lệ nghèo đa chiều giảm hơn 1%, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận một huyện thoát nghèo và 17 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn…
Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp người dân Hà Nam phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm ổn định.

Tín dụng chính sách trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững

Trải qua hơn 22 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ tại tỉnh Hà Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang là kênh tín dụng tin cậy hữu ích giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế địa phương.
Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.

Vai trò nòng cốt của tín dụng chính sách trong giảm nghèo bền vững

Năm 2024 là một năm đầy thử thách khi thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế-xã hội của nhiều địa phương trên cả nước. Các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần.
Quang cảnh Hội nghị.

Tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 30/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
Được hỗ trợ nguyên vật liệu, người dân xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn góp sức đổ bê-tông đường thôn. (Ảnh: TUẤN SƠN)

Giảm nghèo bền vững ở Bắc Kạn

Những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung tổ chức thực hiện các nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 nhằm hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vươn lên, hướng đến mục tiêu giảm nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Ứng dụng máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật tại Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Đỗ Hương)

Chuyển đổi số nông nghiệp góp phần giảm nghèo bền vững

Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên của phát triển nông nghiệp nông thôn. Tiếp cận thông tin và làm chủ công nghệ số sẽ là “chìa khóa” quan trọng để nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Lớp đào tạo nghề may cho người lao động tại huyện Sơn Dương.

Đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo sinh kế để giảm nghèo bền vững ở huyện Sơn Dương

Huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, đặc biệt chú trọng tạo việc làm, đào tạo nghề, tạo sinh kế để giảm nghèo bền vững, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, giảm nghèo, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Đến hết tháng 9 năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%, còn 1,93%. (Ảnh minh họa)

Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp để giảm nghèo bền vững

Vai trò của giáo dục nghề nghiệp đối với giảm nghèo bền vững đã được khẳng định tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Giáo dục nghề nghiệp nhằm giúp người nghèo, hộ nghèo có kiến thức kỹ năng để có việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Công trình cấp nước tập trung xã Đà Vị, huyện Na Hang phục vụ nhu cầu nước sạch cho người dân.

Tuyên Quang nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân để thực hiện hiệu quả các đề án. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Công trình nước sạch tập trung được đầu tư tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện Bù Gia Mập.

Bình Phước giảm nghèo ấn tượng

Trong giai đoạn 2019-2023, Bình Phước đã giảm gần 6.600 hộ nghèo dân tộc thiểu số), vượt chỉ tiêu giảm 1.000 hộ nghèo mỗi năm theo kế hoạch. Để đạt được mục tiêu này, Bình Phước đã vận dụng các nguồn kinh phí một cách hiệu quả, trong đó việc vận động các nguồn lực của xã hội đã góp phần quan trọng trong giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên trong cuộc sống
Bộ mặt miền núi Quảng Ngãi đổi thay toàn diện.

Đổi thay ở vùng miền núi Quảng Ngãi

Nhiều năm qua, cùng với các chương trình, chính sách dân tộc cộng với sự nỗ lực vươn lên của người dân, vùng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi có bước phát triển vượt bậc và đổi thay toàn diện. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng cải thiện, hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân trao tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2019-2024.

Quảng Ngãi khơi dậy ý chí tự lực, tự cường trong đồng bào các dân tộc thiểu số

Sáng 30/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ 4, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Nông dân được vay vốn chính sách mua bò.

Đời sống người dân được cải thiện nhờ chính sách giảm nghèo

Trong năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của tỉnh Bình Thuận đặc biệt quan tâm, cùng với nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh cân đối để thực hiện các dự án, chính sách giảm nghèo. Các chính sách giảm nghèo được triển khai tương đối đồng bộ nên đời sống, thu nhập của người dân, nhất là người nghèo được cải thiện, nâng lên.
Thành phố Tuyên Quang là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới từ năm 2020.

Tuyên Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có 70 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, 14 xã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, một xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tiêu chí bình quân xã xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh đạt 16,12 tiêu chí/xã. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2024 có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Tỉnh Quảng Ngãi quyết tâm hoàn thành xóa 9.797 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Quảng Ngãi phấn đấu hoàn thành xóa 9.797 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Ngày 1/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh tổ chức phiên họp lần thứ nhất, bàn nội dung, giải pháp thực hiện với quyết tâm phấn đấu xóa hết nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ dân trong tỉnh trong năm 2025.
Tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Hàm Yên (Tuyên Quang).

Quan tâm giải quyết việc làm góp phần giảm nghèo bền vững

10 tháng năm 2024, tỉnh Tuyên Quang có 24.705 lao động được tạo việc làm, trong đó: lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh là 15.655 người; lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố khác 7.955 người; lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng 1.095 người, đạt 109,6% kế hoạch và cao hơn 15,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Mô hình trồng dưa hữu cơ ở xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh. (Ảnh: QUANG THỌ)

Quy trình mẫu cho dự án hỗ trợ phát triển sản xuất về nông nghiệp trong Chương trình giảm nghèo bền vững

Văn phòng quốc gia về giảm nghèo hướng dẫn quy trình mẫu xây dựng và tổ chức thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Quy trình gồm 11 bước.
Mô hình trồng đỗ leo bốn mùa tại Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Noong Luống, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: NGUYÊN DŨNG)

Đề xuất tiêu chí lao động có thu nhập thấp trong Chương trình giảm nghèo bền vững

Hiện nay, do chưa có văn bản xác định cụ thể người lao động có thu nhập thấp, các địa phương đã được phân bổ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững không thể thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho nhóm đối tượng này. Vì vậy, cần sớm ban hành tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp để phù hợp thực tiễn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.
Các hộ nghèo nhận phương tiện sinh kế tại Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024.

Huy động các nguồn lực chăm lo cho người nghèo

Thông qua nhiều giải pháp hỗ trợ từ chính sách của Thành phố Hồ Chí Minh, chung tay góp sức của cộng đồng xã hội, nhất là chí vươn lên của các hộ nghèo, hộ khó khăn, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố đã được kéo giảm từ 1,49% xuống còn 0,33% (theo chuẩn nghèo Thành phố Hồ Chí Minh), vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra trước thời hạn.