Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung vừa ký ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ba cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn và Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc.
Kết thúc đợt đăng ký dự thi thử nghiệm trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận có 956.905 thí sinh trên toàn quốc tham gia đăng ký.
Đoàn giám sát của Ban Văn hóa- Xã hội Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội vừa tiến hành giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại quận Hà Đông. Đoàn đã khảo sát thực tế tại hai trường chất lượng cao trên địa bàn là Trường trung học cơ sở (THCS) Lê Lợi và Trường trung học phổ thông (THPT) Lê Lợi.
Tại hội thảo "Vai trò của giáo dục hướng nghiệp trong việc phân luồng học sinh tại các nhà trường" diễn ra chiều 13/4, các diễn giả đã thẳng thắn đi sâu phân tích một số vấn đề như tình trạng phân luồng giáo dục hiện thường bị hiểu lầm là “học yếu mới phải học nghề".
Từ ngày 21/4 đến 17 giờ, ngày 28/4, thí sinh sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét công nhận tốt nghiệp năm 2025 theo hình thức trực tuyến trên hệ thống Quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm nay, cả học sinh lớp 12 và thí sinh tự do đều đăng ký online.
Ngày 6/4, tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Báo Giáo dục và Thời đại phối hợp Trường đại học Đồng Tháp, Trường đại học Nguyễn Tất Thành và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp tổ chức Ngày hội giáo dục STEM.
Để bảo đảm yếu tố an ninh, tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 giữ nguyên 24 thí sinh/phòng thi, tuy nhiên, thay vì chỉ có 24 mã đề cho một phòng thi như trước đây, kỳ thi năm nay sẽ nâng lên thành 48 mã đề cho hai khung thời gian của buổi thi thứ ba (buổi thi môn tự chọn).
Căn cứ vào số lượng thí sinh đăng ký dự thi với đề thi của chương trình giáo dục phổ thông 2006, các Sở Giáo dục và Đào tạo bố trí một số điểm thi dành riêng cho các thí sinh này.
Theo Quyết định phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2025-2026, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị, bảo đảm không quá 45 học sinh/lớp.
Để bảo đảm sự công bằng, thuận lợi trong xét tuyển, cũng như chất lượng học tập lớp 12 của thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến bỏ phương thức xét tuyển sớm. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều trường đại học đã xây dựng và công bố đề án tuyển sinh, chuẩn bị các bước tiến tới triển khai công tác xét tuyển năm 2025.
Các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong trường học ở châu Âu để hỗ trợ việc giảng dạy, học tập, cũng như đánh giá kết quả rèn luyện. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, Pháp cũng như các nhiều nước châu Âu khác vẫn đang giữ một thái độ chừng mực trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác giáo dục phổ thông.
Sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực (từ ngày 14/2/2025), các tỉnh, thành phố trên cả nước đang từng bước cụ thể hóa các quy định về dạy thêm, học thêm nhằm giải quyết những khó khăn, bất cập, bảo đảm các hoạt động giáo dục hiệu quả. Việc dừng dạy thêm, học thêm cần thực hiện song song với tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh cuối cấp, học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, một cách phù hợp.
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) có hiệu lực từ ngày 14/2. Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư 29, một số Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố đã có công văn hướng dẫn đăng ký kinh doanh và các nội dung theo quy định về dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29.
Theo quy định mới ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có ba phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT gồm: Thi tuyển, xét tuyển, kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Việc lựa chọn phương thức tuyển sinh thuộc thẩm quyền của địa phương.
Nhiều chính sách, quy định trong lĩnh vực giáo dục có hiệu lực từ tháng 1/2025, với các nội dung liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông, tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường học, kiểm định chất lượng giáo dục, quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài,…
Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh là nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy việc phân luồng học sinh vào giáo dục nghề nghiệp vẫn còn những vướng mắc đòi hỏi cần có nguồn lực và phương pháp triển khai phù hợp thực tiễn.
Năm học 2024-2025, Hà Nội áp dụng mức học phí mới với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xây dựng quy chế thi vào lớp 10 các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập với 3 nguyên tắc cốt lõi: Gọn nhẹ, không gây áp lực và không tốn kém.
Sáng nay (5/9), hơn 290.000 học sinh các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hân hoan đến trường, dự lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thời tiết tại Đà Nẵng dịu mát, chương trình khai giảng năm học mới được các trường tổ chức chu đáo, gọn nhẹ.
Tỉnh Đồng Nai có 31 khu công nghiệp đang hoạt động, tập trung lượng lớn lao động nhập cư, kéo theo nhu cầu học tập của con em công nhân lao động liên tục tăng. Trước áp lực phải bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp, quy mô sĩ số học sinh trong lúc dân số cơ học tăng nhanh, ngoài tăng cường tỷ lệ điều tiết nguồn vốn ngân sách đầu tư cho giáo dục, tỉnh chú trọng đẩy mạnh kêu gọi nguồn lực xã hội hóa theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Qua đó, thu hút nhiều nhà đầu tư tâm huyết chung tay cùng cấp ủy, chính quyền chăm lo sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trương Thị Kim Huệ, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai.
Sáng 19/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Kết quả triển khai thí điểm Học bạ số các trường tiểu học tính đến hết tháng 7/2024 của Hà Nội đạt 97,6%. Với tỷ lệ đạt được này, ngành giáo dục Thủ đô hiện là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về kết quả triển khai Học bạ số cấp tiểu học.
Bên cạnh những ưu điểm, việc thực hiện dạy và học bằng ngoại ngữ tại một số địa phương và các cơ sở giáo dục đại học hiện nay vẫn còn những hạn chế. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
Quan sát phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá và phân tích trên các khía cạnh: Chất lượng giáo dục phổ thông, công tác dạy học ở các địa phương, cách thức tổ chức Kỳ thi, cách thức đánh giá và dạng đề thi những năm tới, công tác tuyển sinh đại học,…
Kết thúc năm học 2023-2024, ngành giáo dục Hà Nội tiếp tục được ghi nhận có nhiều đột phá và dẫn đầu cả nước về thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; đổi mới phương pháp dạy học… Kết quả đạt được là sự tâm huyết, sáng tạo, sự nỗ lực của các trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhất là giáo dục mũi nhọn.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai nhiều giải pháp tạo động lực cho các trường vươn lên góp phần đưa chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, vững chắc. Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của tỉnh từ chỗ ở trong tốp 40, nay đã vươn lên tốp 20 địa phương toàn quốc.