Tình trạng hàng giả, thực phẩm kém chất lượng đang ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, việc chuyển đổi số trong quản lý sản phẩm, nhất là ứng dụng truy xuất nguồn gốc qua mã QR, là yêu cầu cấp thiết nhằm minh bạch thông tin và tăng cường giám sát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), con đường tiêu thụ, phân phối các thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm giả rất khác nhau, bao gồm thông qua mạng xã hội, thị trường truyền thống, đến đưa vào các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học… với ưu thế giá rẻ.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo người dân không nên sử dụng 2 sản phẩm ăn ngon Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech sản xuất do nghi là hàng giả.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột là hàng giả về chất lượng và đang tiếp tục điều tra 72 sản phẩm khác từ Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood. Đáng chú ý, cơ quan chức năng cảnh báo mạnh mẽ về tình trạng người nổi tiếng tham gia quảng cáo sai sự thật, đồng thời khẳng định sẽ xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ Công an mới đây đã công bố tên 12 loại sữa bột giả do Rance Pharma, Hacofood sản xuất và 72 loại khác đang được xác minh, đồng thời khuyến cáo người dân không sử dụng các sản phẩm này.
Ngày 10/4/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt nhiều đối tượng trong đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, thu giữ 84 loại sản phẩm sữa bột và hơn 26.000 lon sữa.
Ngày 18/4, Bộ Công thương ban hành Công điện hỏa tốc yêu cầu các địa phương siết chặt kiểm tra thị trường, đặc biệt với sản phẩm sữa, thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Không phải đến những ngày gần đây, khi vụ việc gần 600 mặt hàng sữa giả bị công an phát hiện, xử lý thì vai trò “tiếp tay” tiêu thụ của những người nổi tiếng qua hoạt động quảng cáo lại bị dư luận lên án gay gắt. Trước đó, đã có không ít những lùm xùm về hoạt động này, làm đổ vỡ tình cảm và niềm tin của công chúng đối với họ.
Ngày 18/4, Bộ Công thương có công điện hỏa tốc gửi Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Ủy ban nhân dân, Sở Công thương các địa phương về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Trong thời đại số hóa và truyền thông phát triển mạnh mẽ, nghệ sĩ không chỉ gắn với các hoạt động nghệ thuật mà còn trở thành “gương mặt thương hiệu” quảng cáo cho nhiều thương hiệu, sản phẩm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, niềm tin của công chúng dành cho người nổi tiếng đã bị trục lợi khi họ quảng cáo cho các sản phẩm kém chất lượng, thậm chí là hàng giả.
Sau khi Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, Hiệp hội sữa Việt Nam đã có công văn gửi 4 bộ: Công an, Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Môi trường đề nghị tăng cường phòng, chống sản phẩm sữa giả.
Trong thời gian gần đây, hàng loạt đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn bị phát hiện và triệt phá, phản ánh thực trạng đáng báo động về mức độ phổ biến và nguy hiểm của nạn sữa giả tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.
Với việc nền kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường trong nước đã và đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các hoạt động thương mại.
Hằng "du mục" và Quang Linh Vlog là 2 trong 5 bị can vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố bị can do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại điều 193 và điều 198 Bộ luật hình sự.
Sau hơn 6 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra hơn 665 nghìn vụ việc, xử phạt hơn 417.600 vụ vi phạm, chuyển cơ quan tố tụng 911 vụ để xem xét, khởi tố hình sự với tổng số tiền xử lý vi phạm 5.542 tỷ đồng; trong đó thu nộp ngân sách nhà nước 3.376 tỷ đồng.
Dù đã có luật riêng về quyền lợi của người tiêu dùng, nhưng không phải ai cũng hiểu biết, nắm rõ và vận dụng đúng khi tham gia kinh doanh, mua sắm. Do đó, với chủ đề “Thông tin minh bạch-Tiêu dùng trách nhiệm”, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực để góp phần giúp Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào cuộc sống hiệu quả hơn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến đã đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các đối tượng đã lợi dụng để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 bắt giữ, tiếp nhận xử lý 13 vụ/14 tàu vận chuyển gần 1,2 triệu lít dầu D.O, hơn 230 tấn phân đạm, 30 tấn đường cát, với tổng giá trị hơn 21 tỷ đồng.
Theo Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương, mô hình Tổng cục Quản lý thị trường sẽ kết thúc hoạt động từ ngày 1/3 tới đây.
Ngày 14/1, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã khởi tố, tạm giam Ngô Kim Diệu (sinh năm 1984, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kingpharm) và Nguyễn Thị Ngọc Hương (sinh năm 1986, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Kiến Lâm, vợ Diệu) cùng 20 người khác về hành vi "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh".
Trước cao điểm về nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân dịp Tết Nguyên đán, ngày 14/1, tại số 62, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa phòng trưng bày phân biệt hàng thật-hàng giả giúp người dân có thêm kỹ năng nhận biết các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, nhái đang lưu thông trên thị trường.
Tình hình vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu đang có chiều hướng gia tăng mạnh, cùng với đó là những khó khăn trong công tác kiểm soát vi phạm vận chuyển hàng cấm qua cửa khẩu các tỉnh Long An, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Các lực lượng chức năng đang thực hiện có hiệu quả đợt cao điểm đấu tranh với tội phạm buôn lậu, hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Chiều 25/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình tổ chức tiêu hủy tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu gồm các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu với số lượng lớn, tổng trị giá hơn 1,1 tỷ đồng.
Gần 1 tấn bánh, kẹo không rõ nguồn gốc được các lực lượng chức năng Công an thành phố Hà Nội thu giữ dịp cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Chiều 18/12, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, lực lượng Công an tỉnh vừa bắt một vụ vận chuyển gần 1.600 chai rượu có nhãn mác nước ngoài, nhập lậu vào nội địa đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ.
Ngày 6/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Hải quan tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả hợp tác trong chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ”. Tọa đàm thu hút sự chú ý và tham dự của các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thời điểm cuối năm và gần đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là giai đoạn nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ diễn ra phức tạp, đòi hỏi các lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Nội tập trung, tăng cường kiểm soát, xử lý.
Thời điểm cuối năm, khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng bắt đầu tăng cao, cũng là thời điểm hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp.
Tạo dựng thói quen sử dụng của người tiêu dùng với các sản phẩm, dịch vụ có bản quyền đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng mua bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ - một vấn nạn đang gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần chú trọng thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này.