Tình hình cung cầu thị trường hàng hóa trên địa bàn các tỉnh, thành phố trên cả nước trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ nhìn chung ổn định, nguồn cung hàng hóa của các doanh nghiệp khá dồi dào, đa dạng, hàng hóa lưu thông thông suốt giữa các vùng, miền; giá cả các mặt hàng thiết yếu khá bình ổn, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân; không xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng.
Hòa cùng không khí tưng bừng mùa mua sắm cuối năm và chuẩn bị chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, Tập đoàn Central Retail Việt Nam lần đầu tiên hợp tác với các nhà cung cấp trên toàn quốc giao hàng xuyên Tết, bảo đảm nguồn cung ứng cho cả trước và sau Tết đầy đủ nhất, kể cả các mặt hàng hàng thực phẩm tươi sống.
Chiều 5/2, Đoàn công tác của Bộ Công thương và thành phố Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm hàng hóa và triển khai phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn Thủ đô.
Trong thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lợi dụng nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, nhất là hàng hóa tiêu dùng và thực phẩm, các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc tìm cách trà trộn và đưa loại hàng hóa này ra thị trường tiêu thụ.
Ngày 18/1, Ủy ban nhân dân quận 8 cho biết, nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm Tết của người dân Thành phố Hồ Chí Minh, chợ Hoa Xuân “Trên Bến dưới thuyền” tại khu vực bến Bình Đông sẽ được diễn ra từ ngày 25/1/2024 (nhằm ngày 15 tháng Chạp âm lịch) đến ngày 9/2/2024 (nhằm ngày 30 tháng Chạp âm lịch) với nhiều nét đặc sắc, mới lạ.
Ngày 16/1, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Quảng Bình cho biết, công tác chăm lo Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo đang được các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện với nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực. Tổng kinh phí thăm và tặng quà trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 là 37 tỷ đồng.
Sắp đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình trạng gian lận thương mại lại bắt đầu “nóng” lên. Ngay trong tháng 12/2023, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã phát hiện nhiều vụ gian lận thương mại với quy mô lớn.
Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Hà Nội đang tích cực triển khai kế hoạch phục vụ Tết với lượng hàng hóa tăng từ 7 đến 25% so với năm 2023.
Sáng 13/1, Đoàn công tác của Ban Kinh tế-Ngân sách - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và Sở Công thương Hà Nội đã làm việc với các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn về tình hình triển khai cung ứng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Tỉnh Nghệ An đã chuẩn bị nguồn hàng dự trữ trị giá hơn 1.000 tỷ đồng phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão tại các siêu thị, chợ, kho hàng đầu mối, bảo đảm hàng hóa phong phú, giá cả ổn định, đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của người dân.
Chiều 28/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm nguồn hàng, giá cả ổn định dịp cuối năm” nhằm tìm hiểu các doanh nghiệp chủ động tổ chức phòng, chống dịch và sản xuất mùa cao điểm như thế nào; đâu là những khó khăn, vướng mắc và giải pháp để bảo đảm hàng hóa cung ứng cân bằng cho thị trường.
Dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán là thời điểm kinh doanh sôi động nhất trong năm và cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã lên kế hoạch kỹ lưỡng và chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn kinh doanh cao điểm này.