Ngày 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn nghị quyết.
Chiến thắng 30/4 “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất”, đã để lại nhiều bài học quý báu về ý Đảng gắn với lòng dân, về việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Góp phần làm nên mùa Xuân đại thắng đó của dân tộc không thể không nhắc tới vai trò của đồng bào ta ở nước ngoài.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, là một thắng lợi vĩ đại của lịch sử hằng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”[1].
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
Nhiều thành viên trong Đoàn lần đầu đến Tashkent - Thủ đô của Cộng hòa Uzbekistan, đã thấy rất ấn tượng. Từ con đường trung tâm chạy gần 20 phút, Đoàn đã đến Trung tâm hội nghị rộng lớn, nơi tổ chức sự kiện quốc tế Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150) trong quần thể nhiều tòa nhà hiện đại.
Nước ta đã hình thành hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, tạo nền tảng pháp lý để phát triển kinh tế-xã hội; tuy nhiên, công tác xây dựng và thi hành pháp luật vẫn còn không ít hạn chế, bất cập. Đây chính là nguyên nhân khiến thể chế được Đảng ta nhận định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” trong tiến trình bứt phá, tăng tốc bước vào kỷ nguyên mới của đất nước.
Giữa bối cảnh công nghệ phát triển chóng mặt, trào lưu quốc tế len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống, việc giữ gìn hồn cốt văn hóa lại càng trở nên cấp thiết. Để làm được điều đó, thế hệ trẻ chính là người mang sứ mệnh "Vừa giữ lửa, vừa thắp sáng", vừa giữ gìn vừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa. Khi thành niên được tạo điều kiện, khi chính sách đi trước, và khi cả xã hội cùng đặt niềm tin vào thế hệ trẻ - bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc không còn là việc của quá khứ, mà là một phần của tương lai.
Sáng 4/4, tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo “Tương lai cho thế hệ vươn mình”.
Nghị quyết 18-NQ/TW là Nghị quyết có nội dung về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành vào ngày 25/10/2017.
Lần đầu tiên, khu vực kinh tế tư nhân được coi là “động lực quan trọng nhất” trong tăng trưởng kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo, cần sớm ban hành một Nghị quyết mới, đột phá về kinh tế tư nhân. Việc hoàn thiện thể chế sẽ là chìa khóa thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, góp phần đưa Việt Nam vào quỹ đạo tăng trưởng cao, hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
95 năm - một chặng đường vẻ vang của Đảng bộ thành phố Hà Nội đã hun đúc ý chí kiên cường, bản lĩnh cách mạng và khát vọng vươn lên mạnh mẽ. Từ những năm tháng đấu tranh giành độc lập đến công cuộc đổi mới hôm nay, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô luôn đoàn kết, gương mẫu đi đầu, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Trên chặng đường phía trước, Hà Nội quyết tâm khẳng định vai trò tiên phong, phát triển bứt phá, thật sự “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng đáng với vai trò, vị trí và tầm vóc Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng, cùng cả nước tự tin, vững bước trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Dân tộc ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình. Trong số 100 triệu người dân Việt Nam, “sự vươn mình” của thế hệ trẻ có lẽ sẽ được nhiều kỳ vọng, mong chờ nhiều nhất. Trong kỷ nguyên mới, vai trò của thanh niên càng quan trọng hơn và có điều kiện để phát huy mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Không chỉ là lực lượng lao động dồi dào, nhiều xung lực, khí thế nhất, mà thanh niên còn là những người kiến tạo và thay đổi xã hội; góp phần quan trọng vào việc xây dựng một xã hội phát triển bền vững và hội nhập toàn cầu.
Diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn" năm nay có chủ đề "Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" là dịp để các bạn trẻ bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, đóng góp ý kiến, sáng kiến vào công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Diễn đàn ghi nhận hơn 11 nghìn câu hỏi của các bạn trẻ Việt Nam ở cả trong và ngoài nước gửi về.
Những cải cách về tinh gọn bộ máy, hướng tới hiệu quả, năng suất cao và bền vững hơn là bước đi quan trọng và cần thiết. Theo TTXVN, đây là nhận định của bà Rachel Isenschmid, thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sĩ-Việt Nam (SVEF), khi nói về công cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại Việt Nam theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm nhằm xây dựng hệ thống chính quyền hoạt động hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo chức năng, gây lãng phí nguồn lực lớn của đất nước.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã hình thành nên những điểm tựa vô cùng quý báu, đặc sắc cho quá trình phát triển đất nước, đặc biệt trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Bài viết phân tích các điểm tựa của dân tộc và đề xuất phương hướng giữ gìn và phát huy những điểm tựa này trong quá trình phát triển đất nước.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu. Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Kể từ năm 2017 đến nay, Bộ Công an đã có 3 lần sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Qua 2 lần sắp xếp, tinh gọn bộ máy trước đó, Bộ Công an đã thực hiện rất tốt, mang lại hiệu quả cao; việc giảm tầng lớp trung gian đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao.
Từ ngày 1/3, các cơ quan, đơn vị mới thành lập, hợp nhất của tỉnh Bắc Kạn chính thức đi vào hoạt động. Những ngày qua, các đơn vị khẩn trương tiến hành công tác bàn giao nhiệm vụ, chuẩn bị các điều kiện để bộ máy mới đi vào hoạt động ngay đúng thời gian ấn định.
Trong bài viết Rạng rỡ Việt Nam, đăng trên Báo Nhân Dân, số ra ngày 3/2/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điểm lại chặng đường vẻ vang 95 năm Đảng ra đời và lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tổng Bí thư nhấn mạnh, nhìn lại lịch sử, truyền thống đầy tự hào của Đảng để càng nhận thức rõ hơn trách nhiệm của thế hệ lãnh đạo và đảng viên hôm nay trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
Từ góc nhìn của một người làm công tác nghiên cứu, tham mưu chính sách kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nhận định chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như thời điểm hiện nay. Đây là cơ hội lớn cho đất nước bứt phá, vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp năm mới Ất Tỵ, phóng viên Báo Nhân Dân trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung về vấn đề này.
“Tôi nghĩ rằng mỗi người dân trong xã hội đều là một tế bào. Ta có được nhiều “tế bào” văn minh, hấp thu được vẹn tròn những chính sách tốt từ Nhà nước ban hành sẽ góp phần xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh”, PGS, TS Lê Thị Bích Hồng - chuyên gia nghiên cứu văn hóa, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa-Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương đã chia sẻ như vậy với chúng tôi trong cuộc chuyện trò cuối năm.
Năm 2024 là năm đầu tiên thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) hoàn thành 16/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm; là năm có nhiều điểm sáng nhất trong 4 năm vừa qua. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế ước đạt 22.998,4 tỷ đồng, tăng 11,06% so cùng kỳ; tổng thu, chi ngân sách thành phố ước đạt 114,54% kế hoạch; thu nhập bình quân đầu người đạt 127,06 triệu đồng/người/năm; các chỉ tiêu về xây dựng đảng… đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Ngày 29/11/2024, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng ban hành Quyết định số 204-QÐ/TW phê duyệt "Ðề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng". Ðề án là một bước cụ thể hóa các nội dung về chuyển đổi số trong Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng.
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vừa được Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành, nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, tri thức, doanh nghiệp và người dân. Bởi Nghị quyết đưa ra được những chỉ đạo mới, mang tính chiến lược về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phù hợp giai đoạn cách mạng hiện nay.
Giàu tài nguyên, nhất là trong những lĩnh vực như thủ công mỹ nghệ, du lịch văn hóa…, song việc phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng. Trong khi thể chế, chính sách vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện thì việc chủ động trong vận dụng chính sách, sáng tạo trong cách thức triển khai của các ngành, các địa phương chính là đòn bẩy cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Thực hiện chủ trương của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, những ngày qua, rất nhiều cán bộ, công chức từ cấp xã phường đến sở, ngành ở Hà Tĩnh đã chủ động đề xuất nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi nhằm tạo điều kiện cho công tác sắp xếp bộ máy được thực hiện nhanh và hiệu quả, nhất là tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ cán bộ trẻ có cơ hội được cống hiến và phát triển.
Từ những chủ trương, quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước được triển khai trên thực tiễn, phát triển công nghiệp văn hóa trong năm 2024 đã vượt qua nhiều thử thách, khó khăn để ghi dấu sự chuyển biến mạnh mẽ. Công nghiệp văn hóa trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tạo đà cho sự phát triển trong kỷ nguyên mới, đòi hỏi ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phải kịp thời tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn để tăng tốc, bứt phá.
Trong các bài phát biểu gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra nhiều việc cấp bách phải hoàn thành để chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, là Đại hội đặt dấu mốc cho “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, với nhiều bứt phá nhằm đạt các mục tiêu kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; qua đó củng cố nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ để phấn đấu thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, góp phần hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021-2025, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam.
Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội XIV của Đảng. Nhân dịp đón năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.