Vợ chồng chị N.T.H (35 tuổi) đối mặt với muôn vàn khó khăn trong hành trình "săn con" khi chồng đứt gãy ADN tinh trùng, vợ đã cắt một bên vòi trứng, tiền sử thai ngoài tử cung lặp lại, thai sinh hoá và từng thất bại chuyển phôi nhiều lần.
Đau đớn vì mất cả 2 con trai khi mới chào đời một thời gian ngắn, sản phụ ở Hà Nội được xét nghiệm chuyên sâu phát hiện mang đột biến gây bệnh trên gene CYBB - di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể X (gây bệnh u hạt mạn tính). Đây là bệnh hiếm, xuất hiện với tỷ lệ khoảng 1/200.000-250.000 người, nguy cơ gây ra tử vong cho trẻ.
Tỷ lệ phụ nữ hiếm muộn do suy giảm dự trữ buồng trứng đang ngày càng trẻ hóa. Ước mơ làm mẹ của nhiều người càng trở nên thách thức và có những người phải trải qua nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm mới "săn con" thành công.
Gánh nặng tài chính là cản trở lớn với nhiều gia đình hiếm muộn trên hành trình đi tìm tiếng trẻ thơ. Vì thế, sự hỗ trợ về mặt chuyên môn và tài chính của bệnh viện sẽ tiếp thêm sức mạnh cho các gia đình vững bước trên con đường tìm kiếm niềm hạnh phúc trọn vẹn.
Quỹ hy vọng ra đời hướng tới mục tiêu giúp các gia đình vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với các phương pháp điều trị hiện đại mà không gặp rào cản bởi chi phí. Từ đó, rút ngắn khoảng cách của họ trong hành trình tìm con.
Bốn lần chọc trứng, 5 lần chuyển phôi nhưng con yêu chưa chịu về đó là những tháng ngày vợ chồng chị Hoan không thể nào quên trên hành trình tìm con, trước khi chạm đến hạnh phúc ngọt ngào như ngày hôm nay.
Khi tiếng khóc đầu đời của hai em bé Nguyễn Ngọc Minh Anh và Nguyễn Ngọc Minh Ánh cất lên vào tháng 8/2024, bao nhiêu ẩn ức và tủi hờn của 12 năm hiếm muộn khiến chị Liên cứ ngỡ hạnh phúc trong tay như là giấc mơ. Tết năm nay, là cái Tết ấm áp nhất sau 14 năm chị lập gia đình.
Trong suốt hành trình cùng chồng "săn con", Đỗ Thị Phương Anh (1996) đã không cô độc. Những lần làm IVF thất bại, những lần mất đi bào thai chỉ trong chốc lát, bị cắt tử cung, Phương Anh vẫn luôn có mẹ chồng - một người phụ nữ luôn âm thầm bên cạnh, truyền động lực, luôn sưởi ấm trái tim chị bằng sự yêu thương, khích lệ.
Với việc khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại tại quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, người dân tại địa bàn này sẽ được thăm khám chất lượng cao, toàn diện, đặc biệt là khám chuyên sâu về hiếm muộn.
13 năm hiếm muộn, bao lần làm thụ tinh trong ống nghiệm đều hỏng, mất con ở tuần thứ 9 vì không còn tim thai... những nỗi đau và tuyệt vọng cứ thế làm cho chị Hà suy sụp. Nhưng sự kiên trì và khát khao làm cha mẹ của vợ chồng chị Hà cuối cùng đã mang đến một thành quả tuyệt vời là hai con sinh đôi.
Sau 2 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với 3 lần chuyển phôi thất bại, năm 2018, cô giáo mầm non Bùi Thị Giang (1988) đón nhận niềm hạnh phúc lớn lao khi hạ sinh được nàng công chúa đầu tiên và 2 năm sau đó tiếp tục đón thêm 2 con.
Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Trịnh Thị Ngọc Yến - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, hiện nay, xu thế vô sinh đang trẻ hóa dần. Có rất nhiều trường hợp trẻ tuổi, khi đi khám mới phát hiện dự trữ buồng trứng đã bị suy giảm rất nhiều.
Khó khăn về tài chính sau nhiều lần thất bại liên tiếp làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) khiến nhiều gia đình dang dở ước mơ tìm con. Vì thế, các cơ sở y tế đã có nhiều chương trình tiếp thêm động lực cho các gia đình về mặt tài chính với những chính sách rất nhân văn.
Ngày 4/10, lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, với những kết quả ấn tượng trong “Ươm mầm hạnh phúc” năm 2023 mùa thứ 10, năm nay, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột tiếp tục đồng hành cùng chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” 2024 mùa thứ 11.
“Ươm mầm hạnh phúc” là chuỗi chương trình hỗ trợ chi phí điều trị cho những trường hợp đã có chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm nhưng chưa thực hiện được do chưa đủ điều kiện kinh tế . Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột - Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chính thức góp mặt trong chương trình năm 2023 với những kết quả ấn tượng và tiếp tục đồng hành cùng các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn ở Tây Nguyên .
Bế hai thiên thần nhỏ trên tay, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết như trút được bao nỗi tủi hờn, kiệt quệ tinh thần của mình trong suốt 12 năm hiếm muộn. Chị bảo, phải ai trải qua những năm tháng tìm con trong nước mắt, những lần lưu thai, sảy thai, ra vào viện liên tục, mới thấy được hạnh phúc có con lớn lao đến thế nào.
“Tri ân thầy, cô giáo - Gieo hạt yêu thương” là chương trình đặc biệt ý nghĩa dành tặng nhiều hỗ trợ đến các thầy, cô giáo hiếm muộn, trong quá trình thăm khám và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội từ ngày 8/3 đến 30/11/2024.
10 năm hiếm muộn, cắt cổ tử cung tận gốc do mắc ung thư từ 5 năm trước, sản phụ đã cán đích thành công sinh con đầu lòng với sự hỗ trợ của cả ê-kíp điều trị.
Nghiên cứu về các phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung điều trị vô sinh của bác sĩ Hồ Ngọc Anh Vũ cùng đồng nghiệp Bệnh viện Mỹ Đức vừa được đăng trên tạp chí y khoa hàng đầu thế giới The Lancet.
17 năm sau ngày cưới, 6 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại, chị N.T.V bật khóc khi được làm mẹ ở tuổi 42. Tiếng khóc của đứa con đầu lòng đã xoa dịu đi 17 năm chịu nhiều đắng cay, mất mát, thất vọng trong cuộc đời chị V.
12 năm mong mỏi tiếng trẻ thơ trong nhà chưa thành, trải qua một lần hỏng con, kinh tế khó khăn khiến cho giấc mơ làm mẹ của chị B Nướch Thị Tron (1988), người Cơ Tu càng trở nên mong manh. Lần được hỗ trợ miễn phí IVF này vừa là cái phao cứu sinh, vừa là niềm hy vọng cuối để chị tiếp tục nuôi giấc mơ làm mẹ.
Theo chuyên gia về sinh sản, mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn hội chứng buồng trứng đa nang gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở sản phụ nhưng có nhiều phương pháp tự nhiên giúp kiểm soát các triệu chứng của hội chứng này.
Ngày 12/6, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, qua điều tra, xác minh, Công an thành phố Thanh Hóa đã phát hiện, bắt quả tang, hiện tạm giữ hình sự Phạm Thị Hằng, sinh năm 1986, ở xã Tùng Lâm, thị xã Nghi Sơn về hành vi chuyển giao, mua bán người dưới 16 tuổi.
Sau nhiều nỗ lực về chuyên môn, đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, ngày 11/6, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1616/QĐ-BYT công nhận Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Sự hỗ trợ của Câu lạc bộ “Quyền có con” với những cuốn sổ tiết kiệm đã giúp nhiều gia đình hiếm muộn có cơ hội được đón con yêu chào đời khỏe mạnh. Tiếp nối thành công đó, năm 2024, câu lạc bộ tiếp tục trao thêm hai sổ tiết kiệm hỗ trợ kinh phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho hai gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Trải qua 9 năm với 12 lần chuyển phôi, 3 lần chọc trứng, 2 lần đẻ non lúc 24 tuần, 3 lần khâu eo buồng tử cung, 1 lần mổ polyp... chị Nguyễn Thị Trang (Ninh Bình) đã trải qua những ngày tháng "có lúc đau khổ đến tột cùng" trên hành trình làm mẹ.
Biến chứng quai bị khiến nhiều người tưởng chừng mất cơ hội làm cha. Tuy nhiên, nhờ công nghệ phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (Micro TESE) kết hợp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhiều gia đình đã "săn" được con trong niềm hạnh phúc vỡ òa.
Chị Trần Tuyết Anh chỉ có 1% cơ hội làm mẹ khi mắc bệnh lý suy buồng trứng, đã hái quả ngọt vào cuối năm 2023. Trường hợp của chị càng khiến cho những phụ nữ hiếm muộn có thêm niềm tin "săn con".
Nhìn đứa con đầu lòng lớn lên với căn bệnh nhược cơ Duchenne vô cùng đau đớn, chị Lê Thị Nguyên sợ hãi khi nghĩ tới sinh đứa con thứ 2 khi bản thân chị mang gene bệnh ẩn. Nhưng khao khát làm mẹ lần thứ 2 không ngừng thôi thúc chị phải vượt qua những rào cản bệnh lý và kinh tế để chờ ngày hái quả ngọt.