Theo Bộ Công thương, khu vực Đông Bắc Á là thị trường có quy mô dân số lớn khoảng 1,7 tỷ dân với nhu cầu ngày càng cao về các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Ngoài Trung Quốc là thị trường truyền thống, Nhật Bản và Hàn Quốc đang nổi lên là những đối tác thương mại nông sản tiềm năng của Việt Nam tại khu vực này.
Sản xuất công nghiệp trong các tháng đầu năm tiếp tục cải thiện và duy trì đà tăng trưởng tốt. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I/2025 tăng 7,32% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế với tốc độ tăng 9,28%. Mặc dù vậy, sản xuất công nghiệp dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong các tháng tiếp theo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập đoàn đàm phán do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm trưởng đoàn để làm việc với Hoa Kỳ về thỏa thuận thương mại đối ứng trong ngày 11/4.
Chiều 8/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024.
Trong “cơn bão” thuế quan của Hoa Kỳ, thép Việt Nam được loại trừ do từ năm 2018 đã chịu mức thuế 25%. Dẫu vậy, cũng không nên quá lạc quan, bởi khi các quốc gia khác khó tiếp cận thị trường Hoa Kỳ sẽ chuyển hướng, đưa thép giá rẻ sang khu vực châu Á và Việt Nam để tiêu thụ, từ đó, tạo áp lực lớn cho thép trong nước.
Những thành tựu phát triển kinh tế của Ấn Độ thời gian qua đã trở thành điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế thế giới. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng làm nên thành quả đó là chính sách thương mại rộng mở mà New Delhi đang tích cực triển khai.
Hai tháng đầu năm, xuất khẩu tôm giữ vững vị thế là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản khi đóng góp 542 triệu USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hơn 1,4 tỷ USD. Xuất khẩu tôm duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ nhờ khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), mở rộng thị trường và đẩy mạnh giá trị gia tăng thông qua chế biến sâu.
Trong bối cảnh xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới có dấu hiệu gia tăng, Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực mở ra những cánh cửa hợp tác kinh tế mới. Sau khi đạt những thỏa thuận quan trọng với Thụy Sĩ và Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), mới đây, Liên minh Cờ xanh tuyên bố đẩy mạnh tiến trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Malaysia và Ấn Độ.
Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Từ năm 2013, khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược, hợp tác song phương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó, kinh tế, thương mại và đầu tư luôn là trụ cột vững chắc, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Singapore phát triển sâu rộng và thiết thực hơn.
Việt Nam hiện được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội phát triển ngành logistics nhờ hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi,... không ngừng được mở rộng với quy mô lớn, rộng khắp. Đồng thời, các dịch vụ đi kèm đã và đang đáp ứng kịp thời yêu cầu đa dạng của thị trường cũng như sự bùng nổ của thương mại điện tử thời gian gần đây.
Vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) và Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) hoàn tất quá trình đàm phán về một Hiệp định thương mại tự do (FTA) được kỳ vọng sẽ mở rộng cánh cửa hợp tác giữa hai bên, mang lại cơ hội tăng trưởng và phát triển bền vững cho cả hai khu vực. Dù đây là một tín hiệu tích cực, song việc hai bên phải mất tới 25 năm mới đạt đồng thuận và những tranh cãi bên trong mỗi khối vẫn tồn tại cho thấy còn nhiều thử thách trên chặng đường đưa thỏa thuận này đi vào hiệu lực.
Công tác ngoại giao kinh tế của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu tích cực, góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực về thúc đẩy và tham gia các liên kết kinh tế quốc tế.
Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có hiệu lực đã giúp doanh nghiệp được giảm thuế, nâng sức cạnh tranh khi xuất khẩu. Song, vẫn còn nhiều rào cản ảnh hưởng đến việc tận dụng các FTA này.
Gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp tiêu biểu thuộc Hiệp hội thúc đẩy sản xuất Chile (SOFOFA), chiều 11/11, giờ địa phương, tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá dù đã đạt được những thành tựu, nhưng tiềm năng hợp tác của hai nước vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.
Sáng 30/10, giờ địa phương, tại thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Công nghiệp và Khoáng sản Saudi Arabia Bandar Alkhorayef, Chủ tịch Phân ban Saudi Arabia trong Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Saudi Arabia.
Sáng 11/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Ngày 9/10, Bộ Công thương phối hợp Sở Công thương tỉnh Bình Phước tổ chức tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA); trong đó, có hiệp định EVFTA trong lĩnh vực nông sản (tập trung ngành điều) tại Bình Phước. Hiện nay, Việt Nam đã thực thi 16 FTA và tiếp tục đàm phán các FTA khác trong thời gian tới.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp khép kín, Việt Nam đã vươn lên trở thành trung tâm sản xuất và dịch vụ năng động chỉ trong vòng vài thập kỷ. Các hiệp định thương mại tự do và chính sách cải cách liên tục là động lực quan trọng giúp Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Tại Hội nghị Ngoại trưởng Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) tại Asuncion, quan chức Argentina kêu gọi "linh hoạt hơn trong đàm phán và tìm kiếm cơ hội ký FTA" với Việt Nam và Indonesia.
Tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo và rau quả của Việt Nam cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024 diễn ra khá thuận lợi và đạt được nhiều kết quả tích cực. Xuất khẩu gạo và rau quả tăng cả về lượng và giá trị.
Việt Nam hiện đang tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và khu vực trên thế giới. Đây được ví như những con đường cao tốc, kết nối nền kinh tế Việt Nam với các đối tác thương mại lớn trên toàn cầu. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các FTA đã và đang trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ, ghi dấu ấn trong những thành tựu mới của toàn ngành.
Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng, hoạt động xuất khẩu hàng hóa những tháng đầu năm đã có bước khởi sắc và đạt được kết quả tích cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ba tháng đầu năm ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2023 giảm 11,6%). Bên cạnh đó, cán cân thương mại cũng tiếp tục duy trì mức thặng dư với giá trị xuất siêu đạt 8,1 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Vòng đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thứ 14 giữa Anh và Ấn Độ vừa kết thúc, song chưa đạt được bước tiến triển mang tính đột phá. Với những lợi ích to lớn mà FTA song phương mang lại, London và New Delhi đang nỗ lực đưa thỏa thuận sớm cán đích.
Ngày 16/3, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết vừa phối hợp với Công ty CSP tổ chức hội thảo "Giải pháp kỹ thuật số Style 3D cho ngành may mặc" với sự tham gia của các nhà tạo mẫu, doanh nghiệp liên quan.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN và là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, có khả năng mang lại nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Canada.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp và Nghề cá Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ngày 26/2 (giờ địa phương) tại Brussels (Bỉ), các bộ trưởng EU thảo luận giải pháp nhằm khẩn trương tháo gỡ những vấn đề đang khiến nông dân nhiều nước EU bất bình, dẫn đến làn sóng biểu tình từ nhiều tuần qua.
Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm, tuy nhiên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua khó khăn để dần hồi phục mạnh mẽ về cuối năm. Trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân, Bộ trưởng Công thương NGUYỄN HỒNG DIÊN đánh giá: Năm 2024 có nhiều cơ hội giúp hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phục hồi.
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Song, để tận dụng lợi thế các hiệp định, việc hoàn thiện thể chế, hệ thống chính sách pháp luật phù hợp các cam kết quốc tế là yêu cầu đặt ra.
Liên minh châu Âu (EU) vừa ký Hiệp định Đối tác kinh tế với Kenya, hoàn tất thông qua Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với New Zealand và chuẩn bị tổ chức vòng đàm phán thứ hai về FTA với Thái Lan. Trong bối cảnh nền kinh tế EU đang bị bủa vây bởi hàng loạt thách thức, việc tăng cường ký kết các thỏa thuận thương mại tiếp thêm sức mạnh giúp liên minh 27 thành viên duy trì đà tăng trưởng bền vững và củng cố vị thế trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đang ráo riết đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do (FTA), Argentina tuyên bố không còn muốn tham gia ký kết FTA. Hành động của Argentina, nước thành viên quan trọng trong MERCOSUR, đã “dội gáo nước lạnh” vào những nỗ lực của cả hai khối.