Tiềm năng tín chỉ carbon lớn từ rừng. (Ảnh: HẠNH VÂN)

Thúc đẩy thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon

Theo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon được Chính phủ phê duyệt đầu năm 2025, Việt Nam sẽ chủ động thành lập, phát triển thị trường carbon phù hợp định hướng phát triển quốc gia, cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Đề án đặt ra mục tiêu vận hành thí điểm sàn giao dịch carbon trong nước từ tháng 6/2025.
Thu hoạch lúa từ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao của Hợp tác xã Vinacam, ở xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Thúc đẩy canh tác lúa phát thải thấp gắn liền với tăng trưởng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 28/3, tại xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp: “Giải pháp thúc đẩy canh tác lúa phát thải thấp gắn liền với tăng trưởng xanh tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Công nhân Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà. (Ảnh NAM DƯƠNG)

Tăng cường giải pháp chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường xuất hiện ngày càng nhiều, tàn phá hệ sinh thái tại nhiều quốc gia cho thấy sự thất bại của thị trường trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế nhằm bảo vệ môi trường. Để có thể vượt qua thách thức này, tất cả các chủ thể và mỗi cá nhân cần phải nỗ lực nhiều hơn.
Bộ Khoa học và Công nghệ phổ biến Chương trình khoa học và công nghệ Net Zero tới các doanh nghiệp, nhà khoa học.

Rút ngắn con đường đến Net Zero

Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ trong việc hình thành ngay một Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia phục vụ trực tiếp mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai Chương trình Khoa học và công nghệ Net Zero (Chương trình KC.16/24-30), với các nhiệm vụ được bắt đầu từ năm 2025.
Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Vó tôm - NSNA Trương Hoàng Thêm.

Đẩy mạnh thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu

Hiện nay, ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, vừa đáp ứng yêu cầu trong nước, vừa nỗ lực góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Do vậy, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác này, thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo.

Nghiên cứu các giải pháp phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 khu vực Đông Nam Bộ

Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero sẽ là nền tảng, cơ sở để tạo ra các giải pháp đột phá trong công nghệ thu giữ, lưu trữ các-bon, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng.
Sản xuất sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn tại nhà máy của Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh, tỉnh Hải Dương. (Ảnh TUỆ NGHI)

Thị trường carbon và trách nhiệm ứng phó biến đổi khí hậu

Tín chỉ carbon được tạo ra với ý tưởng tạo động lực tài chính để giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững. Các cá nhân, công ty và chính phủ có thể mua tín chỉ carbon để bù đắp lượng khí thải nhà kính hoặc bán để thu lợi ích tài chính. Tín chỉ carbon lần đầu tiên được nêu trong Nghị định thư Kyoto vào năm 1997 và có hiệu lực vào năm 2005.
Doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại Showroom Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyển đổi xanh, hướng đến xuất khẩu bền vững

Châu Âu là một trong những thị trường khó tính nhất với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường; trong đó, có việc áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (Carbon Border Adjustment Mechanism-CBAM). Vì thế, doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung cần ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật tiên tiến, chuyển đổi xanh nếu muốn xuất khẩu sang thị trường châu Âu một cách bền vững.
Các đại biểu tham dự Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2024.

Phát triển công trình xanh - Chuyển động từ chính sách đến hành động thực tiễn

Sáng 4/10, tại Cung Triển lãm Kiến trúc quy hoạch xây dựng quốc gia, Bộ Xây dựng phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2024 với chủ đề “Phát triển công trình xanh - Chuyển động từ chính sách đến hành động thực tiễn”.
Quang cảnh diễn đàn "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội".

Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi là quan trọng và cấp thiết

Ngày 13/9, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội". Diễn đàn nhằm trao đổi, chia sẻ các vấn đề liên quan đến những khó khăn, vướng mắc cũng như giải pháp của các cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi trong việc giảm phát thải khí nhà kính hiện nay.
Quang cảnh một ngôi làng bị ngập lụt ở Mokhada sau khi bão Biparjoy đổ bộ vào đất liền, ở bang miền tây Gujarat, Ấn Độ, ngày 16/6/2023. (Ảnh minh họa: Reuters)

Dữ liệu thống kê đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Châu Á và Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và chịu ảnh hưởng từ thiên tai và các rủi ro khí hậu khác nhiều hơn so với bất kỳ khu vực nào khác. Nếu không có dữ liệu chất lượng cao và khả năng phân tích dữ liệu, các nhà hoạch định chính sách trong khu vực khó có thể xây dựng những biện pháp hiệu quả, có trọng tâm để ứng phó biến đổi khí hậu.
Tọa đàm về phát triển giao thông xanh do Bộ Giao thông vận tải tổ chức. (Ảnh: TẠ HẢI)

Phát triển giao thông “xanh” để xây dựng nền kinh tế “xanh”

“Phát triển giao thông xanh là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế xanh, do đó, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của quốc tế, không chỉ về vấn đề tài chính mà còn kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi chính sách, từ đó, áp dụng vào Việt Nam sao cho phù hợp đặc thù trong nước và đặc thù từng lĩnh vực ngành”, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã khẳng định quan điểm tại tọa đàm về phát triển giao thông xanh diễn ra ngày 21/8.
Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Xuân (Phú Yên) lựa chọn giống cây lâm nghiệp để trồng rừng. (Ảnh GIZ)

Bảo đảm điều kiện để kinh doanh tín chỉ các-bon rừng

Việt Nam có lợi thế rất lớn với trữ lượng rừng phong phú và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược cắt giảm phát thải khí nhà kính, hiện thực hóa cam kết Net-Zero, thông qua việc xây dựng các dự án tín chỉ các-bon. Cùng với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững, ngành lâm nghiệp đang tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm đáp ứng các điều kiện để kinh doanh tín chỉ các-bon rừng…
Một dự án điện gió tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh HUY HÙNG)

Chuyển dịch cơ chế tài chính cho Net-zero

Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh, đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng xanh, bền vững và hội nhập cùng xu hướng phát triển trên thế giới là mục đích cao cả của chương trình thực thi cam kết phát thải ròng bằng “0” (Net-zero) của Việt Nam. Việc huy động nguồn lực để thực hiện Net-zero vào năm 2050 và chuyển dịch năng lượng công bằng sẽ giúp Việt Nam giải quyết thách thức kép từ biến đổi khí hậu và sự cấp thiết phải cắt giảm khí nhà kính nhưng vẫn bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững.
Sản xuất dăm gỗ xuất khẩu tại Công ty cổ phần Tavico (Đồng Nai).

Thay đổi nhiên liệu để chống biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu cực đoan đã và đang buộc các quốc gia phải có những cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là điều kiện cho sự ra đời của việc thay đổi nhiên liệu dùng làm chất đốt, thay thế nguồn năng lượng gia tăng phát thải nhà kính, trong đó viên nén và dăm gỗ là thị trường nhiều tiềm năng. Điều này buộc các doanh nghiệp ngành gỗ phải lựa chọn để phát triển bền vững…
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Gỡ vướng cho nhiên liệu sinh học

Nhiên liệu sinh học được coi là một trong những trụ cột năng lượng tái tạo giúp các quốc gia, trong đó có Việt Nam giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát thải carbon gây hại cho môi trường. Nhiên liệu sinh học hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động, thực vật (mỡ động vật, dầu dừa...), ngũ cốc (lúa mỳ, đậu tương, sắn...), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân...), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, gỗ thải, bã mía...).
Văn phòng điều hành Idemitsu Gas Production (Vietnam) Co., Ltd. tại Thành phố Hồ Chí Minh (IGPV) trao tặng trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) và giám sát đa dạng sinh học cho Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tà Đùng.

Vườn Quốc gia Tà Đùng tổ chức tiếp nhận công cụ hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng

Ngày 27/6, tại Trụ sở Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, Văn phòng điều hành Idemitsu Gas Production (Vietnam) Co., Ltd. tại Thành phố Hồ Chí Minh (IGPV) đã tổ chức trao tặng trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng và giám sát đa dạng sinh học cho Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tà Đùng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đưa thị trường vàng bình ổn, tiến sát với thị trường thế giới

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những phương án mới để bình ổn thị trường vàng về mặt ngắn hạn, còn về mặt lâu dài sẽ nghiên cứu sửa đổi Nghị định 24, cùng với việc áp dụng các công cụ quản lý nhà nước để đưa thị trường vàng bình ổn, tiến sát với thị trường thế giới.
Việc Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất đạt được Giấy công bố là dấu ấn rõ nét trong lộ trình cam kết kiểm soát, giảm thải khí nhà kính, hướng tới phát triển bền vững.

Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính

Sáng 24/4, Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất đóng tại địa bàn Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) cho biết, BSI-Tổ chức chứng nhận quốc tế hàng đầu của Vương quốc Anh vừa trao Giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018 cho các dòng/mã sản phẩm đang sản xuất tại Thép Hòa Phát Dung Quất, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính của Công ty.
Thu hoạch lúa hữu cơ

Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam sản xuất nông nghiệp giảm phát thải

Ngày 9/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) chính thức khởi động dự án Sử dụng phân bón đúng. Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm với ngân sách dự kiến là 4,4 triệu USD, do Cục Bảo vệ thực vật là chủ dự án và Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) là cơ quan thực hiện dự án.