Toàn cảnh chùa Bân Rây Thmây.

Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây ở Trà Vinh

Trong sắc màu rực rỡ của Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây, đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh đón năm mới với niềm vui trọn vẹn, tinh thần đoàn kết và khát vọng phát triển. Những nghi lễ truyền thống được duy trì trang nghiêm, cộng đồng gắn bó hơn, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao.
Quốc vương Norodom Sihamoni chủ trì lễ cầu an nhân dịp Năm mới cổ truyền của Campuchia.

Campuchia khơi dậy niềm tự hào dân tộc thông qua lễ hội Angkor Sankranta

Với chủ đề "Nụ cười chào năm mới", lễ hội Angkor Sankranta năm 2025 được tổ chức nhằm tôn vinh những di sản văn hóa phong phú của Campuchia, truyền cảm hứng cho người dân Campuchia, đặc biệt là thế hệ trẻ, tự hào là người Campuchia và trân trọng văn hóa, truyền thống của đất nước.
Đồng chí Huỳnh Hữu Trí, Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu tặng quà hòa thượng Tăng Sa Vong, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: HT

Bạc Liêu: Nhiều hoạt động thiết thực mừng Tết Chôl-chnăm-thmây của đồng bào Khmer

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl-chnăm-thmây năm 2025 của đồng bào Khmer, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, góp phần động viên, khích lệ, giúp đồng bào đón Tết cổ truyền vui tươi, ấm áp, ý nghĩa.
Tặng quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại chương trình.

Sóc Trăng nhiều hoạt động ý nghĩa dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Ngày 12/4, Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp Hội Chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu, Ủy ban nhân dân xã Lai Hòa và xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho đồng bào dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đến thăm và chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ.

Chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào dân tộc Khmer tại Cần Thơ

Ngày 8/4, Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung cùng lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã đến thăm, tặng quà và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ; chùa Munirăngsây ở quận Ninh Kiều; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer dự khánh thành nhà ở của hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn.
Bộ đội biên phòng tỉnh Sóc Trăng khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân vùng biển.

Như anh em một nhà

Xem “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tỉnh Sóc Trăng luôn bám địa bàn, gắn bó mật thiết với nhân dân; tích cực tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…
Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống của học sinh Khmer Nam Bộ ở Vĩnh Long.

Gìn giữ giá trị văn hóa Khmer Nam Bộ

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện nhiều chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Trong đó, tỉnh đặc biệt quan tâm bảo tồn các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống; góp phần xây dựng đời sống tinh thần của đồng bào Khmer nói riêng và các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh nói chung.
Xây dựng nông thôn mới giúp đời sống văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển.

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với hơn 35% dân số của tỉnh. Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã và đang phát huy hiệu quả, đưa đời sống người dân ngày càng phát triển...
Các đại biểu dự Ðại hội đại biểu dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Đồng bào dân tộc thiểu số đồng hành xây dựng và phát triển thành phố

Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiều chính sách thiết thực nhằm nâng cao chất lượng sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Với sự nỗ lực, nét văn hóa riêng, đồng bào các dân tộc thiểu số cũng đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm phong phú hơn bản sắc văn hóa của thành phố.
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng.

Quan tâm chăm lo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sóc Trăng là tỉnh có đồng bào các dân tộc thiểu số tập trung sinh sống nhiều nhất Nam Bộ. Nhiều năm qua, tỉnh luôn chú trọng triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Đồng bào Khmer biểu diễn nhạc cụ dân tộc. (Ảnh QUỐC TRINH)

Bài 2: Phát huy văn hóa đồng bào Khmer

Nhờ sự quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện đối với vùng dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nước, cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc đang hiện diện ở vùng đồng bào dân tộc Khmer. Qua đó, đồng bào tiếp tục phát huy ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu cùng các cấp, ngành thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, góp phần cùng cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ðồng bào Khmer Sóc Trăng vào ngày hội. (Ảnh NGUYỄN PHONG)

Đổi thay tích cực ở vùng đồng bào Khmer Tây Nam Bộ

Ðồng bào Khmer Nam Bộ hiện có hơn 1,3 triệu người, chiếm 4,45% tổng dân số khu vực Nam Bộ; sinh sống thành cộng đồng, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa và một số dân tộc khác. Nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng; quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện đối với vùng dân tộc và miền núi, trong đó có vùng đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ.
Tiết mục khai mạc chương trình lễ hội

Khai mạc Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI

Tối 13/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, thành phố Sóc Trăng, Ban tổ chức Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024 (gọi tắt là Lễ hội) tổ chức khai mạc chương trình lễ hội.
Nghi thức khai mạc hội chợ xúc tiến thương mại tỉnh Trà Vinh gắn với lễ hội Ok Om Bok

Khai mạc Tuần lễ Văn hóa, du lịch gắn với lễ hội Ok Om Bok tại Trà Vinh

Tuần lễ Văn hóa, du lịch gắn với lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh gồm các hoạt động: Không gian ẩm thực Nam Bộ; không gian triển lãm du lịch “Trà Vinh - Kết nối và phát triển”; hội chợ xúc tiến thương mại; liên hoan múa không chuyên dân tộc Khmer; trưng bày, trình diễn nghề, trang phục truyền thống đồng bào dân tộc Khmer; biểu diễn múa rối nước; đua ghe ngo; đêm Lễ hội Ok Om Bok;…
Đua ghe Ngo là phần hào hứng hấp dẫn nhất của lễ hội

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng

Ngày 21/10, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng Trần Minh Lý cho biết, tỉnh sẽ tổ chức Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 (gọi tắt là Lễ hội) trong 7 ngày, từ ngày 9/11 đến ngày 15/11.
Một lớp học chữ Khmer ở An Giang.

Chú trọng dạy chữ Khmer cho trẻ em dân tộc thiểu số ở An Giang

Từ nhiều năm nay, phong trào dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh An Giang ngày càng phát triển. Đáng chú ý, việc dạy và học chữ được tiến hành ngay tại các ngôi chùa Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh, do những nhà sư trực tiếp đứng lớp. Từ những lớp học đặc biệt này, tinh thần học tập và ý thức của đồng bào Khmer, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn giữ gìn chữ viết, bản sắc truyền thống dân tộc ngày càng được nâng cao.
Trao học bổng cho các em học sinh trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu.

Trao 200 suất học bổng cho học sinh nghèo khu vực biên giới biển Sóc Trăng

Trong 2 ngày 19 và 20/8, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Hội khuyến học tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ trao học bổng thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường” năm 2024 cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới biển tỉnh Sóc Trăng.