Bão lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất lâm nghiệp. Đến nay, các địa phương, doanh nghiệp và chủ rừng đang từng bước khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó tập trung trồng lại rừng, khôi phục các cơ sở sản xuất, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.
Sau bão, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương đã chủ động chỉ đạo, tổ chức lực lượng xuống cơ sở để hướng dẫn phục hồi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc khôi phục sản xuất nông nghiệp, nhất là lâm nghiệp, thủy sản còn chậm và gặp nhiều khó khăn.
Tại xã Hà Giang (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức phân bổ cho các địa phương trong tỉnh số lượng lớn cây giống mít dai vàng để hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3.
Khắc phục thiệt hại nặng nề siêu bão số 3, ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội đang chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ khắc phục hậu quả đối với sản xuất nông nghiệp, trong đó có tăng diện tích trồng rau để phục vụ nhu cầu của người dân Thủ đô dịp cuối năm.
Ngày 12/10, đoàn công tác của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đi kiểm tra công tác khôi phục sản xuất nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Sáng 8/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt và các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất rau màu ở các tỉnh phía bắc. Những ngày qua, tranh thủ nước rút, người dân các địa phương đã tập trung khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, việc tái sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề nguồn cung cây giống, hạt giống các loại rau màu.
Trận lũ lụt lịch sử vừa qua để lại hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên với gần 10 nghìn ha lúa, hoa màu, cây trồng bị thiệt hại; hơn 380 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; hơn 560ha nuôi trồng thủy sản bị ngập, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Sau lũ, nông dân đang tích cực “tái thiết” để từng bước ổn định sản xuất, cuộc sống.
Vừa qua, ảnh hưởng của bão số 3 đã gây mưa lớn khiến nhiều địa phương khu vực phía bắc bị ngập úng làm thiệt hại hàng trăm nghìn ha lúa, rau màu của bà con nông dân. Mưa lớn kéo dài cũng gây sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại hầu hết các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, nhất là tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng... Hiện nay, các bộ, ngành, địa phương và bà con nông dân đang khẩn trương khôi phục sản xuất.
Bão số 3 được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và 70 năm trên đất liền, duy trì cường độ mạnh trong thời gian dài đã đi thẳng vào vùng biển và đất liền tỉnh Quảng Ninh. Song sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, điều hành kịp thời, sâu sát, sự cố gắng, nỗ lực của toàn tỉnh Quảng Ninh cùng sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã góp phần giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Bão số 3 kèm theo mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề tại một số địa phương, trong đó, sản xuất lâm nghiệp cũng chịu những thiệt hại đáng kể, hàng trăm nghìn ha diện tích rừng bị gãy đổ, một số nơi bị sạt lở mất rừng. Nhiều cơ sở chế biến lâm sản bị đình đốn do thiếu nguyên liệu, nhà xưởng, máy móc bị thiên tai tàn phá. Đến nay, các địa phương có rừng đang từng bước chủ động sản xuất, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai…
Bão, lũ ở các địa phương phía bắc vừa qua khiến ngành nông nghiệp nước ta thiệt hại rất lớn, trong đó riêng lĩnh vực trồng trọt hơn 4.000 tỷ đồng. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương cũng như bà con nông dân đang nỗ lực khôi phục sản xuất. Nhiều giải pháp được đưa ra như: Tiêu thoát nước ở những diện tích bị ngập; bảo đảm lượng giống để khôi phục sản xuất; ưu tiên gieo trồng những loại rau ăn lá ngắn ngày đáp ứng nhu cầu tiêu dùng…
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão, nhiều diện tích lúa mùa, hoa màu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bị gẫy, đổ, ngập úng... gây thiệt hại lớn cho người dân.
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) vừa triển khai gói vay ưu đãi trị giá lên đến 8.000 tỷ đồng dành cho khách hàng mới, đồng thời hỗ trợ khách hàng hiện hữu bằng việc giảm lãi suất cho vay lên tới 2%, nhằm giúp người dân tái thiết, phục hồi sản xuất kinh doanh sau bão lũ.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) kèm theo mưa lũ, tốc độ tăng trưởng GDP những tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại.
Sau những ngày gián đoạn phải tạm dừng sản xuất do ảnh hưởng của bão số 3, đến thời điểm này, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã lần lượt được cấp điện trở lại, nhanh chóng ổn định sản xuất-kinh doanh với yêu cầu cao nhất là bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động.
Sáng 15/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Trong đợt mưa lũ kéo dài nhiều ngày qua khiến hàng nghìn ha diện tích lúa mùa và hoa màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Nam bị thiệt hại nặng nề. Trong đó, riêng huyện Thanh Liêm có khoảng 250ha lúa của xã Vùng Tây sông Đáy bị mất trắng 100%.
Chiều 13/9, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp nhận 10 tỷ đồng của cán bộ, nhân dân tỉnh Bắc Ninh ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3.
Lũ lụt lịch sử, chưa từng có trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã gây ra những hậu quả nặng nề, con số thiệt hại về vật chất sau mỗi ngày lại càng lớn, tính đến sáng 12/9 đã lên đến hơn 600 tỷ đồng, làm cả xã hội xót xa, nhưng đây chưa phải là con số cuối cùng. Ngay sau khi nước rút, toàn tỉnh bắt tay vào việc khắc phục với phương châm “3 rõ”: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.
Chiều 9/9, lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã trực tiếp xuống các khu công nghiệp, các doanh nghiệp FDI có thiệt hại trong bão số 3 để thăm hỏi, hỗ trợ, động viên các doanh nghiệp khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão số 3, nhanh chóng khôi phục lại hoạt động sản xuất.
Ngày 9/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản số 6661/BNN-TS gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định và Thái Bình về việc triển khai các biện pháp nhằm sớm khôi phục sản xuất nuôi trồng thủy sản.
Ngày 8/9, đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Hòa Bình về công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Chiều 8/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh ký Công văn hỏa tốc số 1602/UBND-KTN về việc đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hỗ trợ khẩn cấp các loại giống lúa và rau giúp nông dân khôi phục sản xuất do ảnh hưởng của đợt mưa lớn bất thường vừa qua.
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng ngành may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không những vượt qua dịch bệnh, mà còn coi đó là thời cơ phát triển.
Trong làn sóng dịch lần thứ tư, dù thành phố Hồ Chí Minh là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, song các cơ sở quan trọng nhất của nền kinh tế thành phố vẫn còn nguyên. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần nhanh chóng hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh.
Sáng 8/10, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, vừa có văn bản điều chỉnh lại góp ý gửi UBND TP Hồ Chí Minh về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động di chuyển, khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn.
Ngày 7/10, đoàn công tác do Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh làm trưởng đoàn đã tới Công ty TNHH Canon Việt Nam thăm hỏi, động viên, trao 150 triệu đồng hỗ trợ 300 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Thời gian qua, Phù Yên là huyện duy nhất của tỉnh Sơn La liên tục phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch Covid-19. Cùng với chỉ đạo triển khai tốt công tác phòng, chống dịch, điều trị bệnh nhân, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ những giải pháp giúp các nhà máy, xí nghiệp tại huyện Phù Yên phục hồi sản xuất, bảo đảm thực hiện “mục tiêu kép”.