Ngày 7/5, Ấn Độ tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát, khiến ít nhất 8 người thiệt mạng. Pakistan gọi đây là “hành động chiến tranh trắng trợn”, trong bối cảnh bạo lực bùng phát dữ dội giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Trung Quốc ngày 28/4 kêu gọi Ấn Độ và Pakistan kiềm chế sau cuộc tấn công khủng bố ở khu vực Kashmir - phần do Ấn Độ kiểm soát. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn nêu rõ: Với tư cách là nước láng giềng của cả Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc hy vọng hai nước sẽ kiềm chế và hoan nghênh mọi biện pháp làm giảm căng thẳng.
Ngày 21/9, Tổng thống Cyprus, ông Nikos Christodoulides, đã kêu gọi các bên liên quan, đặc biệt là Lebanon và Israel, cần kiềm chế trước tình hình căng thẳng đang gia tăng nghiêm trọng tại Trung Đông.
Sau vụ hàng loạt máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ tại Liban, gây thương vong lớn, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các bên kiềm chế tối đa, tránh làm căng thẳng leo thang tại Trung Ðông. Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết, ông Guterres lo ngại về vụ việc, đồng thời hối thúc tất cả các bên liên quan tuân thủ Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2006, lập tức ngừng hành động thù địch để lập lại ổn định.
Người đứng đầu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cho biết, cơ quan này sẽ hành động mạnh mẽ để kiểm soát giá cả nhằm tránh tái diễn giai đoạn lạm phát cao mà nền kinh tế số 1 thế giới từng trải qua trong những năm 1970 và 1980. Song, nhiệm vụ chặn đà lạm phát tăng mà không gây nhiều tổn thất cho nền kinh tế không dễ dàng với FED trong bối cảnh hiện nay.
Theo hãng tin Tass, ngày 13/3, thành viên đoàn đàm phán của Ukraine, ông Mykhailo Podolyak cho biết, vòng đàm phán thứ tư giữa Ukraine và Nga sẽ được lên kế hoạch ngay sau khi 2 bên thống nhất được các khuôn khổ pháp lý đối với các vấn đề chính đã được thảo luận trong các cuộc đàm phán gần đây.