Làng nghề nón lá Quy Hậu (Quảng Bình).

Phát triển bền vững ở các làng nghề truyền thống Quảng Bình

Các làng nghề truyền thống ở Quảng Bình đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, góp phần bảo tồn văn hóa và tạo công ăn việc làm cho người dân. Nằm trên dải đất miền trung, Quảng Bình sở hữu nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, tạo nên những sản phẩm có giá trị không chỉ trong tỉnh mà còn được tiêu thụ ở các khu vực khác và xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, các làng nghề này cũng đang đối mặt với không ít thách thức cần phải giải quyết để có thể phát triển bền vững trong tương lai.
Một góc Di sản đương đại Mang Thít.

Sắc màu Di sản đương đại Mang Thít

Nhằm bảo tồn và phát triển nghề gạch gốm truyền thống kết hợp phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các lò gạch gốm truyền thống hiện có, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Đề án "Di sản đương đại Mang Thít". Theo đó, toàn bộ vùng di sản khoảng 3.060 ha thuộc 4 xã: Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh, huyện Mang Thít được bảo tồn lò gạch gốm. Hiện đã có 364 hộ cam kết giữ lại 653 lò. Với đề án này, hy vọng "Vương quốc gốm đỏ" Mang Thít sẽ trở thành một vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm quốc tế, là một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực.