Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhất trí hành động để củng cố khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa, bằng cách tăng chi tiêu quốc phòng và lấp đầy “khoảng trống” về năng lực quân sự. Kết quả này đạt được tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức của EU thảo luận về tương lai phòng thủ của Lục địa Già, diễn ra tại Brussels (Bỉ) ngày 3/2. Cùng với các nhà lãnh đạo 27 thành viên EU, Tổng Thư ký NATO và Thủ tướng Anh tham dự hội nghị.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo loại 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện duy trì ở mức dưới 580 USD/tấn - mức thấp kể từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, một số thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam cũng đang có xu hướng giảm nhập khẩu hoặc đa dạng hóa nguồn cung, đòi hỏi ngành lúa gạo cần sớm có định hướng mới trong vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ.
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) là dịp để các nước thành viên tìm tiếng nói chung nhằm giải quyết những thách thức ở cả trong lẫn ngoài khối. Tại Hội nghị thượng đỉnh vừa khép lại ở thủ đô Brussels của Bỉ, các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên EU vạch ra những định hướng chính sách quan trọng trong hàng loạt vấn đề cấp bách, từ tăng cường năng lực phòng thủ chung, mở rộng và cải cách liên minh, ứng phó làn sóng di cư đến viện trợ Ukraine, khủng hoảng tại Trung Đông…
Nhằm xoa dịu làn sóng biểu tình của nông dân lan rộng trên toàn khối, Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên đã công bố hàng loạt biện pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, EU vẫn ở thế khó khi chưa tìm ra lời giải cho bài toán cân bằng giữa nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu tham vọng về khí hậu và bảo đảm lợi ích của nông dân.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa nâng xếp hạng tín dụng của Hy Lạp, trong bối cảnh bức tranh kinh tế nước này đã được điểm thêm nhiều gam màu tươi sáng sau thời gian dài u ám. Việc nhận được khoản hỗ trợ phục hồi kinh tế trị giá 55 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) càng tiếp thêm sức mạnh để Hy Lạp vững bước trên con đường lấy lại đà tăng trưởng bền vững.
Giới chức Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều hãng truyền thông thế giới đã chỉ trích mạng xã hội Twitter của tỷ phú người Mỹ Elon Musk, sau khi nền tảng này chặn nhiều tài khoản của người dùng mà không giải thích rõ ràng lý do. Trong đó, có tài khoản của một số nhà báo thuộc các hãng truyền thông lớn, như The New York Times, Washington Post, CNN.
Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận mang tính bước ngoặt về cải cách thị trường các-bon, góp phần hướng tới mục tiêu giảm 55% lượng khí thải ròng vào năm 2030 so mức ghi nhận năm 1990. Với tổng lượng khí thải đứng thứ 3 thế giới, EU đang có những bước đi mạnh mẽ nhằm thúc đẩy các nỗ lực giảm phát thải toàn cầu và ứng phó biến đổi khí hậu.
Nhân dịp chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến các nước châu Âu và tham dự Hội nghị cấp cao Kỷ niệm 45 năm quan hệ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Liên minh châu Âu (EU), trang điện tử La Città Futura của Italia đăng bài viết với tiêu đề “Việt Nam, cầu nối quan trọng cho hợp tác chiến lược giữa EU với ASEAN”.
Sự phản đối của Liên minh châu Âu (EU) đối với Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ trở thành tranh cãi thương mại nghiêm trọng giữa hai bờ Đại Tây Dương. Mặc dù phía Mỹ tuyên bố sự hỗ trợ mà Mỹ dành cho ngành công nghiệp xanh không nhằm mục đích gây tổn hại châu Âu, song căng thẳng liên quan vấn đề này có nguy cơ gây rạn nứt không nhỏ trong quan hệ đồng minh.
Nếu các công ty không tuân thủ quy định, các cơ quan giám sát quốc gia có thể "cấm hoặc hạn chế sản phẩm đó được cung cấp trên thị trường quốc gia của mình, rút lại hoặc thu hồi sản phẩm".
Bộ Tài chính Mỹ ngày 2/6 thông báo Washington đã áp đặt vòng trừng phạt mới liên quan đến Moskva nhằm vào 17 cá nhân, trong đó có ông Sergei Roldugin - một người bạn thân của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngày 27/5, Dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị tăng khả năng chống chịu, phục hồi trước khí hậu tại 4 tỉnh Bắc Trung Bộ của Việt Nam” (gọi tắt là Dự án 4 tỉnh Bắc Trung Bộ) đã chính thức được khởi động.
Google vừa đạt được thỏa thuận với hơn 300 nhà xuất bản tin tức ở Đức, Pháp và 4 quốc gia thành viên khác của Liên minh châu Âu (EU) về việc trả tiền để được quyền tiếp cận và sử dụng nguồn tin tức do các đơn vị này sản xuất.
Các ông lớn công nghệ như Google hay Meta sẽ phải siết chặt kiểm soát, xử lý nội dung bất hợp pháp trên nền tảng trực tuyến nếu như không muốn nhận án phạt nặng từ phía Liên minh châu Âu (EU).
Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 15/3 đã ủng hộ kế hoạch áp thuế biên giới carbon đầu tiên trên thế giới nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia bên ngoài EU dựa trên mức xả thải carbon trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Hội nghị cấp cao quốc tế về bảo vệ đại dương vừa kết thúc tại thành phố Brest của Pháp. Hội nghị tuyên bố chung mang tên “Cam kết Brest về đại dương” gồm 13 điểm, trong đó kêu gọi hành động toàn cầu để bảo vệ đại dương.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 4/12 cho biết, một số quốc gia châu Âu đang thảo luận về việc thành lập một phái bộ ngoại giao chung ở Afghanistan, qua đó cho phép các đại sứ các nước châu Âu trở lại quốc gia Tây Nam Á này.