Phó Thủ tướng Ukraine Stefanishyna thông báo Ukraine và Hungary đã nhất trí bắt đầu các cuộc tham vấn thường xuyên về vấn đề Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Trước yêu cầu cấp thiết về bảo vệ rừng và phát triển nông nghiệp bền vững, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cam kết đồng hành cùng địa phương, doanh nghiệp thực hiện mục tiêu phát triển không gây mất rừng, nhất là trong bối cảnh quy định mới của Liên minh châu Âu (EU) về chống mất rừng (EUDR) đã chính thức có hiệu lực.
Trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực và toàn cầu ngày càng phức tạp, Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố một quy định mới nhằm tăng tốc các khoản đầu tư quốc phòng trong khuôn khổ ngân sách chung của khối.
Ngày 18/4, Viện Kinh tế Đức cảnh báo thuế quan của Mỹ có thể khiến nền kinh tế Đức thất thu tới 290 tỷ euro (330 tỷ USD) trong 4 năm từ 2025-2028. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất châu Âu cũng có thể sụt giảm 1,6% vào năm 2028.
EU là thị trường quan trọng đối với nông thủy sản Việt Nam nói chung và thực phẩm chế biến nói riêng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp e ngại vì đây là thị trường không dễ.
Ủy ban châu Âu cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức tạm dừng các biện pháp đáp trả đối với chính sách thuế quan của Mỹ trong 90 ngày, từ ngày 14/4 đến ngày 14/7, để tạo thời gian và không gian cho các cuộc đàm phán thương mại.
Các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/4 bắt đầu thảo luận về khả năng thành lập một quỹ quốc phòng chung mang tên “Cơ chế Quốc phòng châu Âu” (EDM). Quỹ nhằm mua sắm và sở hữu thiết bị quân sự tập trung.
Sau sáu tuần đàm phán tích cực, Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ Xã hội (SPD) tại Đức đã đạt thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh mới. Đây là bước quan trọng để nước Đức có thể nhanh chóng thúc đẩy thực hiện tầm nhìn về khôi phục sức mạnh quốc gia. Tuy nhiên, thách thức vẫn còn nhiều trên con đường phía trước trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu bên bờ vực suy thoái.
EU đang hướng tới một sáng kiến quân sự đầy tham vọng, nhưng liệu kế hoạch này có thực sự mang lại sự ổn định hay sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực?
Từ ngày 2/4, Mỹ sẽ áp dụng mức thuế 25% đối với toàn bộ ô-tô không sản xuất trong nước. Mức thuế mới cao gấp 10 lần so với hiện tại đang khiến giới chuyên gia lo ngại sẽ tạo thêm áp lực lên chuỗi cung ứng và đặt ra thách thức lớn cho ngành công nghiệp ô-tô toàn cầu.
Cùng với làn sóng bảo hộ thương mại lan rộng, thế giới đồng thời chứng kiến một xu hướng ngược lại. Đó là nỗ lực tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước. Hàng loạt nền kinh tế lớn trên thế giới, trải dài từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ, sẵn sàng bắt tay mở ra những cơ hội hợp tác mới.
Ngày 24/3 (theo giờ địa phương), Tổng thống Donald Trump cho biết ông có thể “nới lỏng thuế quan cho nhiều quốc gia”, khi hạn chót ngày 2/4 về việc áp dụng thuế quan đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ đang đến gần.
Liên minh châu Âu (EU) khẳng định hỗ trợ Syria vượt qua giai đoạn chuyển tiếp hiện nay, đóng góp phần lớn vào gói viện trợ trị giá 5,8 tỷ euro cho chính quyền Damascus. Cam kết được đưa ra tại Hội nghị viện trợ quốc tế lần thứ 9, do EU tổ chức ngày 17/3, tại Brussels (Bỉ), với sự tham dự của đại diện chính quyền lâm thời Syria.
Các dự án hợp tác giữa Airbus và các đối tác Việt Nam đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ và củng cố quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các đối tác châu Âu. Đây là lời khẳng định được Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đưa ra trong buổi tiếp Phó Chủ tịch điều hành quốc tế tập đoàn Airbus Wouter Van Wersch nhân dịp có chuyến công tác tại Việt Nam.
Chiều 11/3, trong khuôn khổ Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại-dịch vụ Nông trại EDE (MISS EDE) và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) tổ chức họp báo và ký cam kết hợp tác lâu dài giữa Simexco Daklak và MISS EDE về chuỗi cung ứng cà-phê xuất khẩu đạt chứng chỉ không xâm lấn rừng tự nhiên của Liên minh châu Âu (EUDR).
Thông báo ngừng bắn của PKK - lực lượng bị Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và EU liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố - được coi là bước tiến lớn hướng tới chấm dứt cuộc xung đột 40 năm với nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ triển khai kế hoạch áp thuế với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, bổ sung mức thuế hàng hóa Trung Quốc, đồng thời xem xét áp thuế với hàng hóa của Liên minh châu Âu (EU). Các bên liên quan ngay lập tức có phản ứng với kế hoạch áp thuế của Mỹ.
Ngày 25/2, tờ Politico đưa tin, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và các nước thành viên chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) phản đối việc chuyển giao tài sản Nhà nước của Nga đã bị đóng băng cho Ukraine do lo ngại điều này sẽ ảnh hướng tới tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài.
Dù từ bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu nhưng EU vẫn siết chặt các tiêu chuẩn nhập khẩu khác, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt phải có bước đi phù hợp, bảo đảm tuân thủ các quy định mới của EU để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Chiều 24/2, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho các sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và Phái bộ Huấn luyện của Liên minh châu Âu. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, chủ trì buổi lễ.
Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025.
Từ cuối năm 2024 và đầu năm 2025, Liên minh châu Âu (EU) liên tục đưa ra các quy định mới nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm và phát triển bền vững nhằm giảm tác động môi trường và bảo đảm chất lượng nông sản. Điều này đang đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đáp ứng tiêu chuẩn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường tiềm năng này.
Các quy tắc đầu tiên được áp dụng bao gồm: định nghĩa về hệ thống AI, nâng cao nhận thức về AI và một số trường hợp sử dụng AI bị cấm do tiềm ẩn rủi ro không thể chấp nhận được trong EU.