Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật BHYT) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây; một số điều khoản được áp dụng ngay từ ngày 1/1/2025. Để luật đi vào cuộc sống, công tác hướng dẫn cũng như cụ thể hóa chính sách thông qua các nghị định, thông tư là rất quan trọng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 74/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 70/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm y tế đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu.
Ngày 9/1, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn ngành triển khai thực hiện Nghị định số 02/2025/NĐ-CP, Thông tư số 01/2025/TT-BYT và nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chính sách bảo hiểm y tế năm 2025.
Trong năm 2024, toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành, có giải pháp kịp thời, phù hợp và đạt được những kết quả toàn diện, tạo dấu ấn rõ nét ở tất cả các lĩnh vực công tác. Dưới đây là 10 kết quả nổi bật của ngành trong năm qua .
Đến hết năm 2024, cả nước có khoảng 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, đạt tỷ lệ 42,71% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó này, có khoảng 2,3 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ngày 20/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 18 luật vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (gọi tắt là Luật sửa đổi Bảo hiểm y tế năm 2024 ) sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2025. Theo đó, Luật bổ sung 4 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế.
Tổng số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam tăng 56.959 tỷ đồng (tương đương 13,6%) so với cùng kỳ năm 2023. Những ngày cuối năm, toàn ngành tập trung đôn đốc công tác thu, phát triển đối tượng để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024.
Bảo hiểm y tế mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách an sinh xã hội cần được triển khai sâu rộng, thiết thực, hiệu quả, hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.
Chiều 27/11, với 446/455 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025.
Để bảo đảm quyền lợi cho người bệnh bảo hiểm y tế, đặc biệt là với các bệnh nhân nặng được tạo điều kiện thuận lợi khi lên tuyến trên điều trị, mới đây trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đề xuất người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, bệnh nặng sẽ được chuyển thẳng cơ sở y tế tuyến trên mà không cần theo trình tự khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, không cần giấy chuyển tuyến.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiếp tục xem xét Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Tại các tổ thảo luận, cũng như thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi, đồng thời đề nghị sửa đổi một số quy định để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
Ngày 31/10, Quốc hội đã thảo luận về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Nhiều vấn đề nóng được các đại biểu quan tâm kiến nghị, như bổ sung quy định thanh toán cho bệnh nhân bảo hiểm y tế phải mua thuốc, vật tư y tế ở ngoài, yêu cầu công khai số dư tiền bảo hiểm y tế hằng năm và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Theo đại biểu Quốc hội, các bệnh như ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường đang chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí điều trị. Việc sàng lọc các bệnh này chưa được bảo hiểm y tế chi trả gây lãng phí tiềm năng phòng ngừa bệnh tật của hệ thống y tế.
Theo Thông tư số 22/2024/TT-BYT, từ ngày 1/1/2025, nếu các bệnh viện không cung cấp đủ thuốc, vật tư y tế thì người bệnh sẽ được kê đơn và được Bảo hiểm Y tế thanh toán. Tuy nhiên Bộ Y tế khẳng định đây chỉ là giải pháp tình thế để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người bệnh phải tự bỏ tiền túi mua thuốc ngoài để điều trị.
Trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế. Qua đó, hướng tới mục tiêu bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt liên quan đến việc hoàn trả chi phí khi người bệnh phải tự mua thuốc do thiếu nguồn cung tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ.
Sáng 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024 với nhiều nội dung quan trọng. Phiên họp xem xét, cho ý kiến đối với 4 nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế; Dự án Luật Dữ liệu; Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất sửa đổi, bổ sung khái niệm, nội hàm giám định bảo hiểm y tế tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) hiện đang được lấy ý kiến. Đây là vấn đề cần thiết, có tính cấp bách nhằm khắc phục tối đa hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành.
Tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng, trong đó có 4 dự án luật mới, gồm: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Nhà giáo, Luật Dữ liệu và Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Trong hai ngày 15-16/7/2024, tại Hải Dương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác đối ngoại và bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2024 cho Bảo hiểm xã hội 32 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc.
Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, trong 5 tháng đầu năm, toàn quốc có số chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế là 54.885 tỷ đồng (chiếm 45,1% dự toán chi của năm). Nhiều địa phương có chi phí thanh toán tuyệt đối gia tăng cao trong 5 tháng đầu năm, tỷ lệ gia tăng chi phí từ 22-52% so với cùng kỳ năm trước, nhiều địa phương có nguy cơ vượt dự toán chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024...
Nhân dịp 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, đợt cao điểm các hoạt động truyền thông chính sách sẽ tập trung từ ngày 24/6 đến 8/7 với các hình thức phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương .
Ngày 16/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và một số vấn đề về bảo hiểm y tế”.