Các tỉnh Nam Trung Bộ đang vào chính vụ thu hoạch mía đường niên vụ 2024-2025. Nhờ thời tiết thuận lợi, năng suất mía cao hơn các năm và giá mía nguyên liệu cao nhất từ trước tới nay (1,35 triệu đồng/tấn), người trồng mía tại các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất phấn khởi. Riêng tại Phú Yên với diện tích mía 29.115 ha, đem lại một vụ mùa bội thu cho người nông dân.
Sáng 16/9, tại Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn, Bình Định, “Hội nghị ngành đường quốc tế IAPSIT lần thứ 8 và Sugarcon 2024” đã khai mạc với sự tham dự của gần 200 đại biểu đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Cộng hòa Fiji, Philippines, Mỹ, Việt Nam. Hội nghị diễn ra từ ngày 16-19/9.
Trong hành trình 55 năm phụng sự - kiến tạo chuỗi giá trị trách nhiệm, Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa (TTC AgriS, Hose: SBT) đã tạo dựng được vị thế nằm trong nhóm các công ty dẫn đầu trong ngành nông nghiệp công nghệ cao và bền vững.
Những ngày cuối năm, Phú Yên bắt đầu thu hoạch vụ mía 2023-2024. Ngay từ đầu vụ, giá mía nguyên liệu được các nhà máy thu mua đạt cao nhất từ trước tới nay. Nhờ đó, nông dân các huyện miền núi Phú Yên những ngày giáp Tết Nguyên đán này rất phấn khởi khi bán mía với giá cao, hứa hẹn một mùa mía đường ngọt ngào.
Ngày 22/9, tại thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Mía đường Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2022-2023; Hội thảo nâng cao năng lực cạnh tranh mía đường Việt Nam.
Thời gian gần đây, giá đường cát trong nước tăng mạnh nên đang có dấu hiệu một số doanh nghiệp găm hàng, tăng giá ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như các đơn vị sản xuất trong ngành thực phẩm.
Trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam phụ thuộc phần lớn nguồn cung đường từ nước ngoài, trong khi doanh nghiệp nước nhà mất đi vị thế ngay trên thị trường nội địa. Hiện tại, những nỗ lực từ phía Nhà nước, cùng tác động từ diễn biến quốc tế đang đưa đến “cơ hội vàng” để chúng ta trở lại làm chủ sân nhà.
Tham gia chia sẻ các sáng kiến nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn cho nông nghiệp Việt Nam tại Tọa đàm "Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt" do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 6/4, ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công, đại diện Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS, Hose: SBT) thể hiện tâm huyết muốn xây dựng thương hiệu quốc gia phải xuất phát từ chuỗi giá trị tuần hoàn của nông sản Việt bên cạnh chất lượng cốt lõi.
Chiều 27/11, Đội Cảnh sát Giao thông đường bộ số 2, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Sơn La tổ chức tuyên truyền và ký cam kết với hơn 200 cán bộ, công nhân viên, lái xe Công ty Mía đường Sơn La không chở hàng quá khổ, quá tải, không tự ý thay đổi kích thước thùng xe trái quy định.
Ngày 24/11, Tổ kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và các lĩnh vực liên quan với các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng sản xuất trước khi bước vào niên vụ 2022-2023 tại Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán niên độ 2021-2022, CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (mã SBT) ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt kỷ lục 1.046 tỷ đồng, tăng 33% so với niên độ trước và hoàn thành vượt đến 39% mục tiêu đề ra.
Ngành mía đường Việt Nam hiện đang giảm mạnh về quy mô. Theo các chuyên gia, việc suy giảm của ngành mía đường trong thời gian gần đây được cho là do năng lực cạnh tranh của ngành thấp, đặc biệt kể từ khi Việt Nam tham gia Hiệp định ATIGA từ năm 2019.
Cây mía từng là cây trồng chủ lực giúp nhiều địa phương phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Nhưng những năm gần đây, ngành mía đường gặp nhiều khó khăn do đường nhập lậu tăng cao khiến giá đường trong nước giảm, nhiều nhà máy ngừng sản xuất ảnh hưởng đến đời sống bà con nông dân.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, Trương Cảnh Tuyên cho biết, Hậu Giang sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Nhà máy đường Phụng Hiệp sớm đi vào hoạt động, đảm bảo công tác phòng, chống dịch, nhằm tiêu thụ hết mía cho nông dân trong niên vụ này.
Quyết định số 477/QĐ-BCT ngày 9-2-2021 của Bộ Công thương về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan (Quyết định 477) được nhận định là mang lại những hiệu quả rất lớn, là “tấm lá chắn” hiệu quả cho người nông dân và doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam.
Sau một thời gian điều tra nghiêm túc, tuân thủ đúng các quy định của WTO và pháp luật Việt Nam, mới đây, Bộ Công thương đã quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Dưới tác động của dòng thác đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, giá đường thị trường nội địa của Việt Nam đã giảm xuống mức rất thấp, ảnh hưởng đến ngành mía đường Việt Nam.
Khó khăn do cạnh tranh gay gắt với đường lậu và đường nhập khẩu từ nước ngoài theo các cam kết hội nhập, nhiều doanh nghiệp mía đường đang nỗ lực vượt khó bằng nhiều giải pháp.
Vùng đất Phú Yên có nghề trồng mía lâu đời. Đối với các huyện miền núi Sơ Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, cây mía đã thật sự là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hàng chục nghìn hộ dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trước tình trạng chung của cả nước, những năm qua, mía không còn vị ngọt như trước. Cả người nông dân và nhà máy đều nếm trải vị “đắng” trước thách thức mới.