
Tại SEA Games 31 được tổ chức trên sân nhà, đội tuyển đấu kiếm Việt Nam sẽ có 24 vận động viên tranh tài ở 12 nội dung (6 cá nhân, 6 đồng đội). Để chuẩn bị cho giải đấu, toàn đội đã được tập trung ngay sau Tết Nguyên Đán.

Vào thời điểm cách giải đấu 1 tháng, các vận động viên được yêu cầu tập luyện với cường độ 2 buổi/ngày, trong đó tập trung chủ yếu vào rèn luyện, nâng cao thể lực cũng như hoàn thiện kỹ thuật.


Sau quá trình khởi động, các vận động viên sẽ thực hiện bài tập phản xạ với bóng và tập cước bộ.

Ở giai đoạn nước rút, các bài tập đối kháng 1-1 đặc biệt được chú trọng nhằm tăng cảm giác thi đấu cũng như kinh nghiệm của các kiếm thủ. Trong ảnh, 2 nữ vận động viên tham gia thi đấu nội dung kiếm 3 cạnh đang tập luyện.

Để bù đắp sự thiếu hụt do ít được cọ xát với các giải đấu lớn, ban huấn luyện đã huy động cả các cựu kiếm thủ và cả các huấn luyện viên làm quân xanh.

Do thời tiết nắng nóng, nên việc tập luyện gặp rất nhiều khó khăn.

Những giọt mồ hôi trên gương mặt các vận động viên…






Đấu kiếm có trong hệ thống thi đấu của Olympic từ năm 1896 ở kỳ thế vận hội đầu tiên tại Athens (Hy Lạp). Mãi đến năm 1924, các vận động viên nữ mới được tranh tài như các vận động viên nam. Đấu kiếm là 1 trong 9 môn thể thao "kinh điển" của thế vận hội, có trong chương trình thi đấu từ kỳ Olympic đầu tiên năm 1896 tại Athens (Hy Lạp) cùng với: điền kinh, bơi, thể dục dụng cụ, bắn súng, đạp xe, tennis, cử tạ, vật.