Ngoại giao đa phương đưa đất nước hội nhập toàn diện và sâu rộng trong thời đại mới

Ngoại giao đa phương đưa đất nước hội nhập toàn diện và sâu rộng trong thời đại mới

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ nghĩa đa phương đã và đang trở thành yếu tố quan trọng trong quan hệ quốc tế đương đại, để xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Đối với Việt Nam, ngoại giao đa phương được Đảng và Nhà nước nhận định là một bộ phận quan trọng của đối ngoại Việt Nam.
Ý chí độc lập, tự do: Sức mạnh bảo vệ thành quả cách mạng (1945-1946)

Ý chí độc lập, tự do: Sức mạnh bảo vệ thành quả cách mạng (1945-1946)

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do. Nhân dân từ người nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước. Nhưng tình thế cách mạng đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Thành quả đó đứng trước nguy cơ bị tước đoạt. Để bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám giành được, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành cuộc đấu tranh cam go, phức tạp, chuẩn bị lực lượng để bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Hơn 1.000 phụ nữ mặc áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam.

Nhận diện một số tiêu chí cơ bản của xã hội văn minh ở Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới

Trong gần 40 năm đổi mới, Đảng ta đã cụ thể hóa, từng bước bổ sung, phát triển, xác định mục tiêu tổng quát của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong hệ mục tiêu này, mục tiêu “văn minh” được xác định từ sớm và với vai trò vừa là mục tiêu thành phần, vừa là hệ quả, kết quả, là đích đến của cả hệ mục tiêu, việc nhận diện các tiêu chí cơ bản của xã hội văn minh thông qua những kết quả quan trọng trong thực hiện mục tiêu “văn minh” sẽ góp phần làm rõ hơn, định hình rõ hơn mô hình xã hội văn minh với những đặc điểm đặc thù Việt Nam.
Dệt may là ngành hàng tận dụng khá tốt các FTA.

Tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân là kết quả của quá trình nhận thức, tìm tòi, sáng tạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam và cả hệ thống chính trị. Việc nhấn mạnh kinh tế tư nhân “thật sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế” tại Đại hội XIII, tư duy lý luận của Đảng về vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng rõ ràng, sâu sắc, mang tính khái quát cao, thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân trong việc thúc đẩy đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững.
Nhân dân lao động Thủ đô cổ động cho ngày Tổng tuyển cử đầu tiên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ý chí Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền dân chủ cộng hòa ở Việt Nam qua cuộc Tổng tuyển cử năm 1946

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở đầu thời kỳ xây dựng chế độ dân chủ ở Việt Nam. Trong thời gian đầu độc lập, nền kinh tế của đất nước kiệt quệ, trình độ dân trí vô cùng thấp nhưng quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt trên lĩnh vực chính trị, vẫn được bảo đảm thực thi. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, với sự tham gia của đông đảo nhân dân, đã diễn ra thành công vào ngày 6/1/1946.
Ngoại thương Việt Nam: Vị thế mới sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới

Ngoại thương Việt Nam: Vị thế mới sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới

Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, ngành ngoại thương Việt Nam đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, để phát triển ngoại thương Việt Nam hiệu quả, bền vững trong thời gian tới, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp.
Quán triệt quan điểm của Đảng: Chủ động bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng từ sớm, từ xa

Quán triệt quan điểm của Đảng: Chủ động bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng từ sớm, từ xa

Trong thời kỳ kỷ nguyên số phát triển mạnh mẽ, tội phạm mạng đã trở thành một trong những thách thức lớn đối với an ninh quốc gia và quốc tế. Không chỉ dừng lại ở các cuộc tấn công mạng nhằm mục đích tài chính, tội phạm mạng còn đe dọa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng trọng yếu và chủ quyền, an toàn, an ninh của các quốc gia trên toàn cầu. Trước tình hình đó, Việt Nam đã có những giải pháp mạnh mẽ, khẳng định vị thế trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa từ không gian mạng.
Cách mạng tháng Tám 1945: Thắng lợi của ý chí độc lập dân tộc Việt Nam

Cách mạng tháng Tám 1945: Thắng lợi của ý chí độc lập dân tộc Việt Nam

Mùa thu năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam triệu người như một, nhất tề đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc, giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chủ trương của Đảng về đổi mới công tác thông tin đối ngoại trong 10 năm đầu đổi mới

Chủ trương của Đảng về đổi mới công tác thông tin đối ngoại trong 10 năm đầu đổi mới

Bước vào thời kỳ đổi mới, với quan điểm “thêm bạn, bớt thù” trong đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, Đảng và Nhà nước coi trọng phát triển quan hệ với tất cả các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế. Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông là một chủ trương và cũng là phương thức rất quan trọng để Đảng, Nhà nước truyền tải thông tin, hình ảnh Việt Nam ra thế giới, phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại của Đảng.
Đón đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc tại Cảng Lạch Hới năm 1954 (nay thuộc phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: Tư liệu

Sự kiện tập kết ra Bắc 1954 - một chủ trương chiến lược và ý nghĩa xuyên thời đại

Cả nước đang trong những ngày kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) diễn ra từ ngày 10 đến ngày 26/11/2024. Nhìn lại 70 năm diễn ra sự kiện lịch sử, một lần nữa minh chứng cho thấy sự sáng suốt và đúng đắn của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh

Cao trào cách mạng Xô viết Nghệ-Tĩnh (1930-1931) là phong trào cách mạng đầu tiên của quần chúng công-nông, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng Xô viết Nghệ-Tĩnh đã khẳng định sức mạnh của quần chúng công-nông, chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam, góp phần rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này. 
Bài học kinh nghiệm xây dựng Đảng từ hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Cừ

Bài học kinh nghiệm xây dựng Đảng từ hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Cừ

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng. Tuy cuộc đời của đồng chí chỉ 29 năm (1912-1941), nhưng quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí đã góp phần tích cực vào sự nghiệp vĩ đại của Đảng vì độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đồng chí đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng Đảng, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Chủ trương của Đảng về xây dựng hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Chủ trương của Đảng về xây dựng hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Trải qua hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Trong lãnh đạo tiến trình đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta từng bước phát triển tư duy lý luận về xây dựng hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam. Đảng ta đã xác định vấn đề xây dựng hệ giá trị văn hóa, con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ngang hàng với nhiệm vụ kinh tế, chính trị trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Dây chuyền hàn tự động bằng rô bốt tại Nhà máy Thaco Mazda, Khu công nghiệp Thaco Chu Lai (Quảng Nam)

Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực kinh tế quan trọng

Quan điểm của Đảng về sở hữu và các thành phần kinh tế nói chung, về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân nói riêng có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, được bổ sung và hoàn thiện qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế đất nước. Bài viết làm rõ quá trình đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế tư nhân, khẳng định tính đúng đắn của các quyết sách của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trẻ ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trẻ ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức nói chung, đội ngũ trí thức trẻ nói riêng đối với sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước và kiến thiết, dựng xây nước nhà. Bối cảnh hiện nay, đáp ứng xu thế phát triển với tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc nghiên cứu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức trẻ sẽ tạo động lực để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ để bảo đảm công tác cán bộ đạt chất lượng tốt

Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ để bảo đảm công tác cán bộ đạt chất lượng tốt

Sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh rất chú trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng. Trong quá trình phát triển, Đảng ta luôn thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, nên đã đạt được những kết quả quan trọng, song việc thực hiện nguyên tắc này ở một số tổ chức đảng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm.
Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" là nhiệm vụ trọng yếu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của Đảng.
Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chính là khẳng định mục tiêu phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc của Đảng ta trên thực tế; sự đúng đắn của đường lối chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của mọi thắng lợi cách mạng, của mọi sự phát triển đất nước; tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trên thực tế.
Công tác dân vận của Đảng: Cầu nối giữa ý Đảng và lòng dân

Công tác dân vận của Đảng: Cầu nối giữa ý Đảng và lòng dân

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam 95 năm qua, Đảng ta luôn luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, coi đó là đường lối chiến lược cơ bản, lâu dài, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn xác định “cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân”; công tác vận động quần chúng là nhiệm vụ chiến lược, phải được tiến hành thường xuyên trong mọi hoàn cảnh, trên mọi địa bàn, đối với mọi tầng lớp nhân dân.
Một số bài học kinh nghiệm - Giá trị cốt lõi làm nên những thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Một số bài học kinh nghiệm - Giá trị cốt lõi làm nên những thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Trải qua 95 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng đã để lại những bài học kinh nghiệm quý - giá trị cốt lõi làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Ảnh: THÀNH ĐẠT

Công an nhân dân gương mẫu, đi đầu thực hiện các chủ trương của Đảng, góp phần cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an nhân dân không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, lvượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ, trở thành "thanh bảo kiếm" sắc bén, "lá chắn thép" bảo vệ Ðảng, bảo vệ nhân dân, đóng góp to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh: Trong 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là một đội tiên phong có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc, là chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Đảng Cộng sản Việt Nam - Người cầm lái vĩ đại

Sáng 2/2, phát biểu tại Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Paris, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh, đây là dịp quan trọng để ôn lại lịch sử truyền thống vẻ vang của Đảng ta-người cầm lái vĩ đại, đồng thời khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, uy tín và năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng và khơi dậy niềm tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, dân tộc Việt Nam anh hùng.