Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), công chúng yêu nghệ thuật có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm đặc sắc của họa sĩ Nguyễn Anh Thường, một người lính đã trực tiếp tham gia chiến đấu trước khi trở thành học viên khóa Tô Ngọc Vân tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.
Sáng 29/4, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo 50 năm nền Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025).
Trong thời đại số và trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các sản phẩm âm nhạc, từ bản nhạc viết tay đến bản phối hiện đại trên nền tảng số, đều có thể dễ dàng bị sao chép, khai thác trái phép… Bởi vậy, cần có hệ thống sở hữu trí tuệ hiệu quả, phù hợp để ngăn chặn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, đội ngũ văn nghệ sĩ đã làm tròn sứ mệnh là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, góp phần động viên, cổ vũ quân và dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, làm nên những thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ tôn vinh 55 tác phẩm văn học, nghệ thuật tiêu biểu, xuất sắc của văn nghệ sĩ Đồng Nai sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025).
Sáng 25/4, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Họp báo công bố 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Từ những tháng ngày đầu tiên trên dặm dài 30 năm kháng chiến của dân tộc, nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc vừa là dân, vừa là quân, vừa là nhà sáng tác, lại có lúc kiêm nhà giáo truyền lửa nhiệt huyết và cảm hứng sáng tác nghệ thuật đến bao lớp người khác, tạo nên một phong trào mỹ thuật kháng chiến lớn mạnh.
Xã hội hóa văn học, nghệ thuật là quá trình huy động nguồn lực từ cộng đồng để sáng tạo, phổ biến và thưởng thức nghệ thuật. Xã hội hóa không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là sự chuyển đổi về tư duy quản lý văn hóa để tạo sự phát triển bứt phá.
Ngày 18/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) - Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển".
Vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” và Chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên” sẽ được biểu diễn phục vụ khán giả Thủ đô vào các tối 12 và 13/4/2025. Đây là thông tin vừa được công bố tại họp báo chiều 10/4 tại Hà Nội.
Art bar Việt Nam đang là địa chỉ được nhiều người dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu thích. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm đa giác quan khi được thưởng thức các loại hình nghệ thuật trong một không gian ấm cúng.
Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2025. Chương trình có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo trung ương, thành phố, đại diện các tổ chức quốc tế và gần 1.000 cán bộ, hội viên phụ nữ cùng đông đảo nhân dân Thủ đô.
Tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), triển lãm mỹ thuật “Khai Xuân” mang đến công chúng một không gian văn hóa-nghệ thuật đầu năm mới ngập tràn sắc xuân trong từng nét vẽ, mảng màu.
Những năm qua, hoạt động văn học nghệ thuật tại các địa phương đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho cộng đồng.
Ngày 26/12, tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo "Một trăm năm nghệ thuật Việt Nam từ góc nhìn liên ngành và khai phóng" nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (1924-2024).
Tối 10/12, tại Cung Văn hóa Quốc gia Lào ở thủ đô Vientiane, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào năm 2024 với chủ đề “Sắc màu văn hóa Việt Nam, tình hữu nghị Việt Nam-Lào”.
Với các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng, trình diễn đặc sắc, kết hợp các phóng sự linh kiện, Chương trình “Ánh sao người lính” mang lại cảm xúc hào hùng, tự hào và tôn vinh sức mạnh chính trị-tinh thần của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hình thành trên cơ sở năng khiếu và khả năng cá nhân, đồng thời được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp, các tài năng mới có thể thăng hoa, tỏa sáng. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, việc phát hiện, đào tạo nhân lực tài năng trẻ đang gặp nhiều khó khăn, được ví như “đãi cát tìm vàng”, luôn đối mặt nguy cơ đứt nguồn, thiếu hụt.
Ngày 22/11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Công bố quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ 19 (23/11/2005-23/11/2024).
Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.
Mới đây, khi đánh giá tổng kết về chất lượng nghệ thuật của Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc-2024 (đợt 2) vừa diễn ra tại Bình Dương, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật của Liên hoan đã thẳng thắn chỉ ra thực trạng: có những đơn vị tham dự Liên hoan với đội hình biểu diễn đồ sộ về cả ca, múa, nhạc nhưng số đông “không phải quân nhà mình”; bên cạnh đó, có những thành phần sáng tạo xuất hiện liên tục ở nhiều chương trình, tiết mục, dẫn đến sự trùng lặp về bài trí, về khai thác các nền tảng công nghệ âm nhạc… Điều này gợi lên nhiều điều đáng suy ngẫm về mục tiêu của những liên hoan nghệ thuật hiện nay.
Chiều nay (1/11), Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức công bố, khai trương không gian trưng bày “Bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng” do ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê hiến tặng. Không gian trưng bày đặt tại tầng 3 của Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.
Ngày 10/10, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Văn phòng đại diện Việt Nam Airlines tại Pháp phối hợp Công ty du lịch Asia, một trong những doanh nghiệp lữ hành lớn của Pháp, đồng tổ chức buổi gặp gỡ các đối tác Pháp nhằm xúc tiến những hoạt động quảng bá, phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới.
Ngày 4/10, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá tình hình văn học, nghệ thuật, hoạt động của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam và các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương quý III năm 2024. Đồng chí Đinh Thị Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị.
Khoa học giả tưởng - đề tài lâu nay thường chỉ xuất hiện trong những bộ phim điện ảnh quốc tế, đã bất ngờ được khai thác trên sân khấu cải lương, mang đến nhiều xúc cảm nghệ thuật vừa mới mẻ, vừa thú vị cho người thưởng thức.
Hội nghị tập huấn "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm " khu vực phía bắc đã khai mạc sáng 20/8 tại Hà Nội.
Ngày 15/8, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Kỳ họp thứ V, nhiệm kỳ 2021-2026. Kỳ họp nhằm đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác từ đầu năm đến nay, bàn triển khai các công việc còn lại trong năm 2024 và thảo luận những vấn đề cần quan tâm trong đời sống văn học, nghệ thuật ở Trung ương và các địa phương hiện nay.
"Hoa tháng Bảy" là chương trình nghệ thuật được tổ chức nhằm bày tỏ sự tri ân với các bậc lãnh đạo tiền bối, những anh hùng liệt sĩ đã dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh, các thương binh, bệnh binh đã cống hiến một phần xương máu của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.