Các em nhỏ được trải nghiệm gói bánh chưng tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Đưa Tết cổ truyền đến gần hơn với người trẻ

Đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình đặc biệt mang tên «Trải nghiệm Tết truyền thống» nhằm tái hiện và giới thiệu những phong tục, tập quán đặc sắc của Tết cổ truyền dân tộc và Tết của người Mường. Đây là cơ hội để nhân dân, khách du lịch, nhất là thế hệ trẻ có cơ hội được nhắc nhớ và hiểu hơn về các phong tục của ngày Tết dân tộc.
Người Ê Ðê dựng nhà sàn, kho lúa và trưng bày các hiện vật tại khu vực lễ cúng no đủ.

Lễ cúng no đủ của người Ê Đê

Lễ cúng no đủ là một trong những nghi lễ độc đáo của người Ê Ðê ở Tây Nguyên cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, dân làng luôn có cuộc sống no đủ, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào. Thông qua nghi lễ này, đồng bào Ê Ðê cũng bày tỏ mong ước cho sự đoàn kết, gắn bó nghĩa tình của cộng đồng, buôn làng.
Phục dựng Lễ bắc máng nước của người Xơ Đăng ở Đắk Lắk.

Lễ bắc máng nước của người Xơ Đăng

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội truyền thống đặc sắc riêng. Đối với đồng bào Xơ Đăng, phong tục Lễ cúng bắc máng nước mỗi khi lập làng mới hay nguồn nước đang sử dụng không còn bảo đảm chất lượng có ý nghĩa đặc biệt.
Thầy cúng làm lễ và các thủ tục cầu cho mưa thuận, gió hòa, người dân được bình an tại lễ “Mượng ma”.

Độc đáo nghi lễ “Mượng ma”

Nghi lễ “Mượng ma” là lễ lớn của thầy mo người dân tộc Xinh Mun, thường được tổ chức vào dịp đầu năm để cầu cho người dân trong bản khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu. Sau khi chọn được ngày lành, tháng tốt, mọi người tập trung tại nhà thầy mo để làm đạo cụ bằng gỗ, tre, chỉ mầu, dựng cây “xặng bok”, gian thờ cúng để tổ chức nghi lễ.
[Ảnh] Trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co cộng đồng ở Việt Nam và Hàn Quốc

[Ảnh] Trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co cộng đồng ở Việt Nam và Hàn Quốc

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, sáng ngày 18/11 tại đền Trấn Vũ (Thạch Bàn, Long Biên) đã diễn ra hoạt động giao lưu văn hóa, trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co với sự góp mặt của Hội Kéo co Gijisi (thành phố Dangjin, Hàn Quốc) và 7 cộng đồng kéo co tại Việt Nam.
Cây nêu của đồng bào Ê Đê tại Bảo tàng Đắk Lắk.

Cây nêu trong đời sống của người Ê Đê

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê Đê nói riêng, cây nêu là biểu tượng của tâm linh, là cây vũ trụ, trục nối giữa đất với trời, là vật không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Chính vì vậy, cây nêu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống, được người Ê Đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.