Chiều 4/5, Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về thường trực bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Tình hình khám, cấp cứu; nhập viện, tử vong nghi do tai nạn giao thông không có đột biến so với cùng kỳ nghỉ lễ năm trước.
Những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của con người hiện nay, chịu tác động rất lớn từ nguồn thực phẩm vào cơ thể qua đường ăn uống mỗi ngày. Nhưng các tác nhân gây ra ngộ độc thực phẩm đã có sự thay đổi, có những chất gây độc còn chưa có trong danh mục xét nghiệm… Đây là vấn nạn làm đau đầu các nhà chuyên môn trong việc tìm ra căn nguyên của bệnh để điều trị trúng đích.
Trước thực trạng đáng lo ngại về ngộ độc thực phẩm, việc tìm ra các giải pháp hiệu quả, đồng bộ là yêu cầu cấp thiết. Không chỉ dừng lại ở việc xử lý sau khi sự cố xảy ra, mà công tác phòng ngừa cần được đặt lên hàng đầu. Từ siết chặt khâu kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, nâng cao ý thức của người sản xuất-kinh doanh, đến tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người tiêu dùng.
Sáng 14/4, tại thành phố Vinh, Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm an toàn thực phẩm, chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố”.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, Thành phố Hồ Chí Minh khiến 29 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói, sốt, tiêu chảy sau khi ăn bữa trưa tại trường.
Ngày 9/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm; tăng cường các biện pháp quản lý bếp ăn tập thể sau vụ ngộ độc xảy ra tại Đồng Tháp.
Từ ngày 15/4 đến 15/5, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ lập 5 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Hàng nướng "xiên bẩn" tồn tại phổ biến tại các khu vực đông người như: vỉa hè cổng trường, chợ cóc, lề đường… tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn và tích tụ độc tố lâu dài cho người tiêu dùng.
Ngày 16/3, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk (thuộc Sở Y tế Đắk Lắk) Nguyễn Xuân Quý cho biết, việc nhiều cụ già, người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh có triệu chứng sốt, tiêu chảy, nôn ói phải nhập viện điều trị là do bệnh kiết lỵ.
Chiều 10/12, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 29, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa 13, nhiệm kỳ 2021-2026, nhiều vấn đề “nóng” mà cử tri và nhân dân Quảng Ngãi quan tâm được lãnh đạo các sở, ngành, địa phương phân tích rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế, đưa ra các giải pháp cụ thể thực hiện trong thời gian tới.
Chiều 6/12, thông tin từ Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An cho biết, sau giờ ăn trưa, hàng chục công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp WHA (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) đã xảy ra triệu chứng ngộ độc phải nhập viện.
Ngày 27/11, Bệnh viện Vũng Tàu, Trung tâm Y tế Vietsovpetro đã tiếp nhận hơn 100 trường hợp nhập viện với cùng triệu chứng nôn ói, đau bụng nghi do ăn bánh mì.
Với chủ đề “Kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ”, hội nghị quốc tế Kiểm nghiệm thực phẩm năm 2024 do Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức ngày 24/10 có ý nghĩa quan trọng góp phần định hướng phát triển hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Trong 2 ngày 9-10/10, Bệnh viện đa khoa Hưng Thịnh đã tiếp nhận 50 trường hợp là học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Lào Cai và Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề-Giáo dục thường xuyên nhập viện với các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa.
Chiều 25/9, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Long đã công bố kết quả vụ hàng trăm công nhân nhập viện sau bữa ăn trưa tại một công ty trong Khu công nghiệp Hòa Phú, xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Liên quan đến vụ việc 21 học sinh tại Gia Lai nghi ngộ độc trà sữa mua tại tiệm chè, trà sữa Cô Ba Sài Gòn (19 Phùng Hưng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có Công văn số 2385/ATTP-NDTT đề nghị Sở Y tế Gia Lai tiến hành xác minh, điều tra, xử lý vụ việc.
Hỏi: Những ngày qua nhiều đơn vị hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng bão, lũ. Làm thế nào để những người hỗ trợ lựa chọn thực phẩm và các đồ tiêu dùng phù hợp, tránh nguy cơ gây ra tình trạng ô nhiễm thực phẩm, đặc biệt là ô nhiễm vi khuẩn yếm khí, sinh độc tố gây ngộ độc cho người sử dụng?
Ngoài bị đình chỉ và xử phạt, Cơ sở sản xuất bánh mì-Hồng Ngọc 12 chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm với số tiền hơn 383 triệu đồng.
Ngành y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ động ứng phó với dịch bệnh, tai nạn, ngộ độc, cấp cứu hàng loạt có thể xảy ra; phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, cảnh báo người dân về các nguy cơ tai nạn thường gặp trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và có phương án cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng khi có tình huống xấu xảy ra.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Ngày 28/8, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo, đã có 57 trường hợp phải nhập viện và 8 trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn Listeria ở nước này.
Chiều 28/8, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ Dương Quốc Lâm cho biết, trưa cùng ngày, trên địa bàn huyện đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại Cụm công nghiệp Hoàng Xá.
Qua kiểm nghiệm các mẫu bệnh phẩm, thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc là do vi khuẩn Salmonella có trong pa-tê gan do cơ sở sản xuất bánh mì Hồng Ngọc 12 tự sản xuất.
Chiều 13/8, thông tin từ lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Long cho biết, qua rà soát có hơn 180 công nhân nhập viện tại các cơ sở y tế sau bữa cơm công nhân trưa 12/8. Hầu hết đều nhẹ, chỉ có vài trường hợp bị sốt.
Hiện nay, các tỉnh, thành phố trong cả nước đang có những chính sách thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp nên vấn đề cạnh tranh lực lượng lao động đang là một thách thức lớn.