Ngày 29/4, Trường đại học Đồng Tháp tổ chức lễ khánh thành tòa nhà “Khát vọng DthU”; công bố những sự kiện nổi bật của trường trong năm học 2024-2025. Đồng chí Lê Minh Hoan, Phó Chủ tịch Quốc hội tham dự.
Đam mê với nông nghiệp xanh và khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương, không ít nhà nông thế hệ 7X - sinh ra trong giai đoạn thống nhất đất nước, đã sớm trở thành những nông dân tỷ phú nhờ nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, chuẩn hóa quy trình canh tác.
Ngày 17/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Donal Brown, Phó Chủ tịch Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD) nhân dịp ông sang Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4.
Nắng tháng 4 làm bừng sáng những vườn dâu ven sông Đáy (huyện Phúc Thọ, Hà Nội), khi những chùm quả đỏ tím căng mọng bước vào mùa chín rộ. Không chỉ điểm tô cho bức tranh làng quê thanh bình, dâu tằm còn mở ra câu chuyện về một hướng đi nông nghiệp xanh đang định hình ở vùng đất này.
Trực tiếp thăm đồng, kiểm tra mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải nhà kính gắn với thúc đẩy tăng trưởng xanh tại cánh đồng Mường Thanh, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Ðiện Biên đánh giá cây lúa trồng theo mô hình sinh trưởng tốt; các hộ dân tham gia mô hình tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật và hướng dẫn của cán bộ chuyên môn…
Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ với sự phát triển của công nghệ cao. Từ những vườn rau thủy canh tại đô thị đến các trang trại hàng trăm héc-ta ứng dụng IoT, AI và drone, nền nông nghiệp nước ta đang tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng suất, giảm chi phí và tối ưu hóa tài nguyên.
Việt Nam đang tích cực thực hiện các cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050 thông qua Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
Tối 29/11, tại Quảng trường Bác Hồ với nông dân (phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình), Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Liên hoan thanh niên nông thôn toàn quốc và trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX, năm 2024.
Không chỉ là nơi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tế giữa các thanh niên làm kinh tế giỏi cũng như những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, Diễn đàn Thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững còn là đóng vai trò tập hợp những "hạt nhân" trong phát triển nông nghiệp xanh trên khắp cả nước.
Thông tin từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chiều 8/11 cho biết, Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam-Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường "Lắng nghe nông dân nói" sẽ diễn ra ngày 15/11 tới đây tại Hà Nội.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, và Na Uy đã phát triển nhiều sáng kiến giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi, qua đó xây dựng chiến lược lâu dài, bền vững cho nông sản trong nước.
Hướng tới môi trường xanh, nền nông nghiệp bền vững, tỉnh Bình Thuận đang hướng dẫn nông dân sản xuất mô hình trồng lúa giảm phát thải, hướng tới bán tín chỉ carbon. Với mô hình cánh đồng không dấu chân, nông dân sử dụng công nghệ cao trong sản xuất và không cần xuống ruộng sản xuất.
Nông nghiệp xanh đang nổi lên như một giải pháp tất yếu cho sự phát triển bền vững tại Đông Nam Á. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, khu vực này đang phải đối mặt với những thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu, đòi hỏi sự chuyển đổi mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp.
Phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, toàn diện đang trở thành hướng đi mới mang tính tất yếu của ngành nông nghiệp toàn cầu. Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 vừa diễn ra tại Brazil cũng như nhiều hội nghị quốc tế trước đó đã khẳng định "thông điệp xanh" với ngành nông nghiệp thế giới.
Triển lãm Vietstock 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, với chủ đề “Chuyển đổi chăn nuôi để năng suất cao hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường xanh sạch hơn và cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Khởi đầu thực hiện Chương trình xây dựng huyện nông thôn mới với xuất phát điểm khá thấp, còn nhiều khó khăn, qua 13 năm triển khai xây dựng, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã có bước tiến vượt bậc.
Ngày 17/7, tại Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức lễ phát động và công bố thể lệ “Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam” lần thứ II năm 2024.
Tại các cuộc làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, lãnh đạo chính quyền địa phương và các doanh nghiệp tại vùng Nouvelle Aquitaine ở Tây Nam nước Pháp đánh giá cao quan hệ hợp tác gắn bó giữa Việt Nam và Pháp, đồng thời mong muốn tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là nông nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, du lịch, dược phẩm và quảng bá văn hóa và con người của mỗi nước.
Ninh Thuận hiện có 123 hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phi nông nghiệp... với gần 19.000 thành viên, tổng vốn đăng ký hơn 245 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều hợp tác xã chưa được vay vốn từ các ngân hàng nên hoạt động chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Những năm qua, tác động của biến đổi khí hậu đã làm gia tăng tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Chính vì vậy, việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là một trong những giải pháp nhằm góp phần giảm mức độ thiệt hại trong sản xuất.
Thời gian qua, do giá sầu riêng tăng cao cho nên nhiều địa phương đã mở rộng diện tích sản xuất loại cây trồng này. Việc tăng nóng diện tích cây sầu riêng nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường khi thị trường tiêu thụ hẹp và sự cạnh tranh trực tiếp từ các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.
Sáng 28/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với chủ đề “Bình Thuận-Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư” nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển tỉnh trong thời gian tới.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt mức kỷ lục 5,69 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2022. Năm 2024, ngành hàng rau quả đứng trước nhiều cơ hội bứt phá mới trong sản xuất và xuất khẩu, với mục tiêu đạt kim ngạch khoảng 6,5 tỷ USD, kỳ vọng sớm tiến tới “con số trong mơ” là 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành “cường quốc” xuất khẩu rau quả.
Ngày 11/1, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Hiệp hội CropLife Việt Nam đã ký kết Kế hoạch hợp tác triển khai chương trình “Khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” năm 2024 - đánh dấu năm đầu tiên hiện thực hóa các nội dung của khung hợp tác triển khai chương trình này giai đoạn (2023-2028) giữa hai bên.
Ngày 28/12, tại thành phố Cần Thơ, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn “Thực trạng sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và giải pháp phát triển bền vững”.
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây Nguyên tăng cường kết nối cung-cầu hiệu quả, giúp các startup hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, hỗ trợ đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sự gia tăng chất thải trong sản xuất nông nghiệp đã và đang tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống của người dân tại nhiều địa phương trên cả nước.
Trang trại nuôi cà cuống của chị Nguyễn Thị Lan (xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) hiện tại đã vang danh ra ngoài tỉnh và được nhiều bà con trong vùng tin cậy tìm đến mua con giống, học tập kinh nghiệm chăn nuôi. Và, ngay từ khi chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai, chị Lan đã làm thủ tục đăng ký sản phẩm nước mắm cà cuống mang tên "Phong Lan".
Diện tích vùng trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được cấp mã số để dễ dàng truy xuất nguồn gốc đang ngày càng mở rộng, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng xuất khẩu, vừa hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững.