Tưới cà-phê bằng phương pháp tiết kiệm nước tại cánh đồng mẫu ứng dụng công nghệ cao xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

Sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu

Trước dự báo khả năng mùa khô hạn kéo dài, tình hình thời tiết biến đổi cực đoan, tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho nhiều loại cây trồng, các hộ dân tại Kon Tum đang tích cực áp dụng khoa học-kỹ thuật và các phương pháp sản xuất phù hợp nhằm tiết kiệm nguồn nước tưới, hạn chế thấp nhất tình trạng thiếu nước cục bộ xảy ra, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Sân nhà người dân ở Linh Cận Sơn, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn bị ngập trong mùa hè do nước công trình thủy lợi tràn vào.

Quảng Bình: Đầu kênh nước tràn gây ngập úng, cuối kênh cây trồng thiếu nước tưới

Thời gần đây, người dân một số nơi của thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) phản ánh, cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của họ bị ảnh hưởng do bị ngập nước từ kênh chính của công trình thủy lợi Rào Nan. Trong khi đó, ở cuối tuyến kênh, nước vẫn không đủ cho cây trồng đang giữa mùa khô khát. Vậy nguyên nhân của sự việc do đâu?
Nước sông Kim Sơn đoạn qua huyện Bình Giang, Hải Hương bị ô nhiễm nhiều năm nay. (Ảnh: Vũ Sinh)

Bảo đảm nước tưới cho lúa trước nguy cơ hạn hán

Vụ chiêm xuân năm nay, một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng đang gặp phải tổ hợp bất lợi về nguồn nước; lượng mưa rất ít; mực nước sông chính hạ thấp khiến một số trạm bơm không thể hút nước; xâm nhập mặn ở một số nơi đang có xu hướng gia tăng; ô nhiễm kênh thủy lợi nghiêm trọng… khiến hàng nghìn héc-ta lúa có nguy cơ thiếu nước tưới nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Người nông dân tưới cho cây trồng. (Nguồn: TTXVN)

Tiết kiệm nước tưới cho cây trồng

Sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn gây ra tình trạng thiếu nước cho cây trồng cạn. Vì vậy, việc áp dụng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đang là một trong những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao giá trị sản xuất và ứng phó với biến đổi khí hậu.