Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, đóng góp quan trọng vào phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Một trong những giải pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước là công nghệ MET, không chỉ được đánh giá là đột phá mà còn được xem như “người gác cổng” nguồn nước.
Qua thống kê, giai đoạn từ năm 2018 đến nay trên địa bàn cả nước đã phát hiện hàng chục nghìn vụ vi phạm công trình thủy lợi như: Xây dựng nhà tạm, kho tàng, lều lán, tường bao, tập kết nguyên vật liệu… Đáng chú ý, một số vụ vi phạm được phát hiện và chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý nhưng chưa dứt điểm dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Nhiều năm nay, một số hộ dân ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình tiến hành nuôi thủy sản là các loại cá đặc sản và ốc hương ở biển Vũng Chùa và phía trước Đảo Yến. Tuy nhiên, gần đây, cá nuôi trong lồng trên vùng biển này chết không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này không chỉ gây thiệt hại trong sản xuất mà còn tạo ra sự lo lắng đối với người dân.
Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia là sân chơi trí tuệ dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông trên cả nước, nhằm khuyến khích tinh thần sáng tạo, nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống. Đây cũng là dịp để các em học sinh thể hiện niềm đam mê khám phá và giao lưu, học hỏi bạn bè có chung sở thích.
Chiều 27/3, tỉnh Bình Định tổ chức lễ khánh thành dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh - công trình quan trọng góp phần cải thiện đời sống nhân dân thành phố Quy Nhơn. Qua đó thúc đẩy phát triển đô thị bền vững và nâng cao chất lượng môi trường sống tại khu vực.
Nước là nguồn tài nguyên quý giá, có vai trò quan trọng trong phát triển nhanh và bền vững đất nước, góp phần nâng cao đời sống người dân, bảo vệ môi trường.
Nắng nóng gay gắt và lượng mưa thấp kỷ lục kéo dài nhiều ngày qua đang biến không ít con sông ở thủ đô Belgrade của Serbia chuyển sang màu xanh ngắt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hiện tượng tảo nở hoa, vốn chỉ xảy ra khi nhiệt độ ấm lên bất thường và môi trường nước ô nhiễm.
Hiện nay, môi trường nước tại các lưu vực sông lớn nước ta vẫn duy trì ở mức từ trung bình đến tốt. Tuy nhiên, tại một số đoạn sông chảy qua các khu vực có hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nguồn nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe người dân trên địa bàn.
Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh, nguồn nước là một trong các yếu tố thiết yếu nhất cho sự sống và đóng vai trò quan trọng cho sinh kế và phát triển của dân.
Xác định hệ thống thủy lợi là hạ tầng hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những năm qua, tỉnh Phú Yên đã đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ nước tưới cho các loại cây trồng.
Sự phát triển kinh tế-xã hội cũng như gia tăng dân số khiến nhu cầu nước sử dụng cho sản xuất và dân sinh ngày càng tăng, trong khi đó phần lớn các hệ thống sông lớn ở nước ta là sông xuyên biên giới. Do vậy, để bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động hơn nữa trong hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những thách thức về suy giảm tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước trong khu vực và tại mỗi quốc gia.
Nằm dọc sông Cu Đê, thôn Trường Định (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) sau nhiều năm nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, nay thành vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất thành phố, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vùng nuôi tại đây vẫn mang tính tự phát, chưa được quy hoạch bài bản, gây khó khăn cho nông dân và ảnh hưởng xấu đến môi trường...
Mấy ngày qua, người dân thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang liên tục phản ánh nguồn nước ở một đoạn kênh Lộ Mới dài trên 3km bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối… Nhiều người không thể sử dụng nguồn nước này phục vụ cho tưới tiêu rau màu, vườn cây ăn trái; đưa nước vào ao nuôi cá… Các ngành chức năng của huyện Tân Phước phối hợp cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến việc này.
Công tác thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội là vấn đề cấp bách luôn được các cơ quan quản lý, tổ chức doanh nghiệp và người dân Thủ đô quan tâm. Nhiều chuyên gia đề xuất giải pháp hữu hiệu xử lý nước thải trên địa bàn Hà Nội nhằm tránh ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước và sức khỏe của con người, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, nguồn nước ngầm...
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho rằng, để xử lý ô nhiễm nguồn nước ở các dòng sông cần nguồn lực lớn, thời gian dài, chưa kể cần có giải pháp xây dựng và vận hành nhà máy xử lý nước thải.
Sáng 27/8, ông Lường Văn Kiên, Phó giám đốc Sở Y tế Điện Biên, cho biết: Sở đã lập đoàn kiểm tra việc tiếp nhận, điều trị người dân bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên nhập viện vì nghi uống nước có thuốc diệt cỏ. Đồng thời kiểm tra thực tế nguồn nước mà các trường hợp này đã dùng làm nước ăn, uống, sinh hoạt trong những ngày qua.
Công tác lập, phê duyệt quy hoạch của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung, quy hoạch thủy lợi, phòng chống thiên tai nói riêng thời gian qua luôn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm, chỉ đạo sát sao.
Ngày 30/6, Ủy ban nhân dân phường Hóa An phối hợp Cơ quan chức năng thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), xác định nguyên nhân dòng nước với bọt trắng xóa, bốc mùi nồng nặc, tràn vào khu dân cư sau trận mưa lớn.
Cho ý kiến về các công cụ quản lý tài nguyên nước, đại biểu Tạ Đình Thi, thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh, việc kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức lưu vực sông là vấn đề cấp bách hiện nay.
Gần một tháng qua, hàng chục gia đình nuôi cá lồng trên lòng hồ Sông Đà thuộc địa bàn xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên vô cùng lo lắng, vì cá chết tăng lên mỗi ngày. Phần lớn cá bị chết đang trong kỳ tăng trưởng và cá thương phẩm chuẩn bị xuất bán, gây tổn thất lớn cho nhiều gia đình...
Ngày 27/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức lễ Tổng kết và trao giải thưởng Liên hoan phim Môi trường toàn quốc lần thứ 8, năm 2022.
Chiều 21/3, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, qua quan trắc nước mặt tại các khu vực nuôi, trồng thủy sản ở một số sông, rạch trên địa bàn mới đây đều cho kết quả ô nhiễm hữu cơ do quá trình nuôi phát sinh nhiều thức ăn dư thừa, chất thải vượt khả năng tự làm sạch nguồn nước.
Ô nhiễm nguồn nước là một trong những mối đe dọa sinh thái nghiêm trọng nhất mà con người đang phải đối mặt. Chuyên đề Xử lý ô nhiễm nguồn nước - vấn đề cấp bách mang đến góc nhìn đa chiều từ nỗ lực hồi sinh những dòng sông, con suối "chết", cho tới những biện pháp để "tắt chế độ báo động đỏ" về tình trạng ô nhiễm này ở một số quốc gia trên thế giới.
Suối Cheonggyecheon ngày nay luôn được nhắc đến là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của đất nước Hàn Quốc nói chung hay của thủ đô Seoul nói riêng. Giữa lòng thành phố Seoul sầm uất với những tòa nhà chọc trời, một dòng suối xanh mát giúp người dân và du khách có thể hòa mình với thiên nhiên. Cheonggyecheon ngày nay được ví như lá phổi xanh của Seoul, nhưng trước kia con suối này đã từng bị vùi lấp để xây dựng đường cao tốc…
Là một quốc gia nằm ở vùng đất thấp, Hà Lan có lịch sử sống chung với nước kéo dài nhiều thế kỷ. Các vấn đề về nước luôn hiện hữu hằng ngày, bao gồm cả xử lý nước thải.
Từ thuở dựng đô cách đây hơn 700 năm, Bắc Kinh dựa thế nước mà thành, thuận thế nước để tiến. Đến nay, những nhánh sông chảy trong lòng thành phố không chỉ là những động mạch thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn là những khu cảnh quan sinh thái thân thiện, nuôi dưỡng đời sống tinh thần người dân thủ đô.
Nước Pháp đã triển khai nhiều kế hoạch nhằm cải thiện tình hình ô nhiễm nguồn nước, vốn là một vấn đề lớn tại quốc gia này. Liệu tham vọng biến dòng sông Seine thành một "sân đấu" cho các vận động viên bơi lội Olympics 2024 có trở thành hiện thực?
Sông Cuyahoga có độ dài khoảng 137 km, nằm ở phía đông bắc bang Ohio, nước Mỹ. Tên của dòng sông tự nói lên dáng hình của nó, Cuyahoga có nghĩa là quanh co, uốn lượn. Khi nhìn vào bản đồ, có thể thấy hiện lên một dòng sông uốn theo hình chữ U, khởi nguồn từ hạt Geauga, chảy theo hướng nam và bắc rồi đi qua thành phố Akron. Dòng chảy tiếp tục quay ngược lên phía bắc để đến thành phố Cleveland trước khi hòa vào hồ Erie.
Với 14 vùng biển tiếp giáp, hơn 2 triệu hồ nước ngọt và 2,5 triệu con sông lớn nhỏ chảy trên một lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Đông sang Tây. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các chỉ số về ô nhiễm nguồn nước ở Nga trong nhiều năm trở lại đây không khỏi khiến chính quyền và người dân xứ Bạch Dương lo lắng và đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để giải quyết triệt để vấn đề này.