Cashion một thương hiệu trang sức Việt góp 1000 cây xanh cho rừng Xuân Liên

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tác động rõ rệt đến đời sống tự nhiên và con người, việc phục hồi rừng nguyên sinh không còn là câu chuyện của riêng ngành lâm nghiệp.

“Sống đẹp góp xanh” - Hành trình bắt đầu từ tình yêu thiên nhiên
“Sống đẹp góp xanh” - Hành trình bắt đầu từ tình yêu thiên nhiên

Những cánh rừng không chỉ giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học mà còn là tấm lá chắn thầm lặng giúp con người sống bền vững hơn trên chính mảnh đất của mình. Và thật đáng chú ý, khi những nỗ lực ấy không chỉ đến từ các tổ chức môi trường, mà còn có sự tham gia chủ động của các doanh nghiệp trẻ tưởng chừng không liên quan trực tiếp.

Trong năm 2025, Cashion một thương hiệu trang sức kim cương thiên nhiên Việt được thành lập từ năm 2021 đã thực hiện cam kết đóng góp 1.000 cây xanh cho rừng quốc gia Xuân Liên (Thanh Hóa), một trong những khu rừng tự nhiên còn lại với hệ sinh thái quý hiếm của dãy Trường Sơn Bắc. Dù không phát động rầm rộ, hoạt động này nằm trong một chương trình dài hạn đã bắt đầu từ 2024 mang tên “Hành trình góp xanh” góp sức vào trách nhiệm đối với môi trường được Cashion phối hợp cùng Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia.

Ở góc độ ngành hàng, việc một doanh nghiệp trang sức tham gia bảo tồn thiên nhiên có thể gây bất ngờ. Nhưng với đại diện của thương hiệu, đây là điều hiển nhiên.

“Về lâu dài, chúng tôi muốn giữ một hướng đi bền vững, không chỉ trong chất lượng sản phẩm mà cả trong cách thương hiệu tồn tại với xã hội.” - Đại diện Cashion chia sẻ.

cashion-2.jpg
Cửa hàng Cashion tại 623 Quang Trung

Rừng Xuân Liên vì sao lại là nơi được chọn? Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia tổ chức đồng hành cùng chương trình, rừng quốc gia Xuân Liên đang đứng trước nhiều áp lực: từ suy giảm đa dạng sinh học đến tình trạng rừng bị suy thoái bởi các hoạt động sinh kế và khí hậu cực đoan.

Dù sở hữu hệ động thực vật phong phú, trong đó có nhiều loài quý hiếm như vượn đen má trắng, chà vá chân nâu hay phong lan rừng nhưng Xuân Liên lại ít được truyền thông chú ý hơn so với các vườn quốc gia nổi tiếng khác. Chính vì vậy, việc lựa chọn trồng cây tại đây không chỉ mang ý nghĩa về môi trường, mà còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về các khu bảo tồn ít được biết đến.

Toàn bộ 1.000 cây được trồng lần này đều là cây bản địa, phù hợp với hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới, có khả năng sinh trưởng tốt và đóng vai trò quan trọng trong phục hồi hệ rừng tự nhiên.

cashion-3.jpg
Khách hàng chính là động lực chính trong “Hành trình sống xanh” của Cashion

Bên cạnh đó, hoạt động trồng cây không dừng lại ở việc “góp xanh” một lần. Cashion phối hợp với Gaia để theo dõi định kỳ sự phát triển của khu vực trồng mới, duy trì chăm sóc cây trong ít nhất 3 năm đầu tiên giai đoạn quan trọng để cây con sống sót và phát triển ổn định.

Doanh nghiệp và trách nhiệm sinh thái không còn là xu hướng ngắn hạn

Trong những năm gần đây, ESG (Environmental-Social-Governance) dần trở thành tiêu chí được nhiều người tiêu dùng trẻ quan tâm khi lựa chọn thương hiệu. Với thế hệ Z và millennials, một sản phẩm không chỉ cần đẹp hay chất lượng, mà còn nên đi cùng một câu chuyện hoặc cam kết lâu dài với cộng đồng, môi trường.

Trồng 1.000 cây xanh có thể chưa đủ để làm thay đổi cả một cánh rừng. Nhưng đó là cách một thương hiệu chọn bắt đầu câu chuyện của mình không chỉ bằng sản phẩm, mà bằng hành động cụ thể. Khi một món trang sức không đơn thuần để đeo, mà còn góp phần hồi sinh một khoảnh rừng, có lẽ người sở hữu cũng sẽ cảm nhận giá trị của nó theo một cách khác. Và nếu mỗi doanh nghiệp đều bắt đầu bằng những hành động nhỏ nhưng đều đặn và có trách nhiệm thì những cánh rừng sẽ dần được hồi phục, tạo nên tác động tích cực và lâu dài cho cuộc sống hôm nay và cả mai sau.

Có thể bạn quan tâm