Chiều 3/4, tại hội nghị giao ban quý I/2025 giữa Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Đảng ủy Ủy ban nhân dân thành phố đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội xin ý kiến các đại biểu.
Thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) sẽ sử dụng mã QR code gắn lên biển tên đường các phố cổ tại vị trí hiện trạng. Công việc này bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tính khoa học, tính xã hội, ổn định lâu dài và căn cứ vào nguồn gốc lịch sử của tuyến đường, phố.
UBND thành phố Hà Nội đã thông qua phương án phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập", đồng thời đề xuất xây dựng không gian ngầm tại khu vực quảng trường hiện tại và mở rộng không gian sau khi tòa nhà này bị phá bỏ.
Mặc dù đã có quy định cấm xe ô-tô trên 16 chỗ hoạt động trong khu vực phố cổ và chung quanh hồ Hoàn Kiếm trong giờ cao điểm kể từ ngày 1/3, nhưng vào khung giờ sáng sớm, vẫn còn xuất hiện tình trạng một số xe to dừng đỗ, đón trả khách du lịch sai quy định.
Kể từ ngày 1/3, thành phố Hà Nội bắt đầu thí điểm việc hạn chế ô-tô trên 16 chỗ (trừ xe buýt và xe đưa đón học sinh) hoạt động trên các tuyến khu vực phố cổ và khu vực chung quanh hồ Hoàn Kiếm trong các khung giờ cao điểm từ 6 giờ 30 phút đến 8 giờ 30 phút sáng và từ 16 giờ 30 phút đến 18 giờ 30 phút chiều.
Chiều 27/2, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã ra thông báo phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông hạn chế xe ô-tô trên 16 chỗ hoạt động trên các tuyến phố trong khu vực phố cổ và khu vực chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Thời gian thực hiện thí điểm sáu tháng, từ ngày 1/3 đến 31/8/2025.
Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp thuận phương án thí điểm hạn chế xe ô-tô trên 16 chỗ hoạt động trên các tuyến phố trong khu vực phố cổ và khu vực chung quanh hồ Hoàn Kiếm theo đề xuất, kiến nghị của Sở Giao thông vận tải. Thời gian thí điểm là 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/3/2025.
Ngày 11/2, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp thuận phương án thí điểm hạn chế xe ô-tô trên 16 chỗ hoạt động trong khu vực phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm theo đề xuất của liên ngành.
20 năm sau khi được công nhận là Di tích Lịch sử quốc gia, phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của Thủ đô. Quận Hoàn Kiếm đang tiếp tục triển khai các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản để phố cổ Hà Nội trở thành “nơi phải đến”.
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là địa bàn có diện tích nhỏ nhất thành phố, nhưng lại là trung tâm du lịch, thương mại phát triển nhất Thủ đô. Xác định văn hóa ứng xử, văn minh thương mại có vai trò quan trọng trong gìn giữ bản sắc văn hoá, đặc biệt là văn hóa của khu phố cổ, Hoàn Kiếm chú trọng việc thực hiện hai Quy tắc ứng xử gắn với gìn giữ nét thanh lịch của người Hoàn Kiếm, qua đó, tăng sức hấp dẫn cho du lịch trên địa bàn.
Nhiều con đường tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội như hồ Gươm hay khu vực phố cổ tối ngày hôm nay - Rằm Trung thu, đều kín đặc người. Mặc dù thời tiết Thủ đô "nắng mưa thất thường" cả ngày nhưng đêm rằm lại có thời tiết lại khá mát mẻ và phù hợp để đi chơi.
Phố cổ Bao Vinh (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) một thời sầm uất nhưng hiện tại dần xuống cấp. Các ngôi nhà xây kiểu mới thay thế dần những dãy nhà cổ ven sông Hương. Nhà cổ với vài hàng cột gỗ đứng sừng sững như cố chống chịu sự tàn phá của thời gian.
Sáng 15/1, nhận được tin về vụ cháy nghiêm trọng xảy ra ở số 4 Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã vào thăm nạn nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Nhằm góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và những nét đẹp truyền thống của khu phố cổ Hà Nội, Ủy ban nhân dân phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm đã mang đến cho du khách triển lãm “Chuyện Đình trong phố”.
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao chung quanh việc quận Hoàn Kiếm là đơn vị cấp quận duy nhất của Thủ đô thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập trong giai đoạn 2023-2025. Lý do chính là theo rà soát, quận Hoàn Kiếm không đạt tiêu chí về diện tích tối thiểu là 35km2, trong khi quận chỉ có diện tích tự nhiên 5,29km2. Tuy nhiên, liệu có sáp nhập Hoàn Kiếm vì lý do không đủ diện tích hay không là điều dư luận băn khoăn. Bởi quận Hoàn Kiếm có vị trí đặc biệt về lịch sử, văn hóa, xã hội, là trái tim của Thủ đô Hà Nội.
Nếu nội thành Hà Nội gây ấn tượng bởi phố cổ thâm trầm, hồ Gươm xanh thẳm, những con đường rợp bóng cổ thụ, những công trình xây dựng giàu nét thẩm mỹ đồng thời mang tầm vóc của thời đại… thì ngoại ô Hà Nội cũng mang những dấu ấn không thể bỏ qua.
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều không gian để khách tham quan, nhất là các em nhỏ được tìm hiểu, trải nghiệm các đồ chơi, trò chơi Trung thu trong khu phố cổ.
Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, ngày 8-10, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp Hội Di sản Văn hóa Thăng Long, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội tổ chức hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội trong tiến trình phát triển Thăng Long – Hà Nội”, nhằm đánh giá kết quả hoạt động và tìm giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị khu Phố cổ Hà Nội.
Mặt đường mới được thảm nhựa đã bị đào lên để phục vụ thi công hạ ngầm đường dây điện lực, viễn thông. Đó thực trạng tại một số tuyến phố cổ khu vực quận Hoàn Kiếm, không chỉ gây bụi bẩn, làm xấu cảnh quan đô thị, mà còn gây lãng phí lớn ngân sách.