Trong những tháng đầu năm, ngành thủy sản Việt Nam đã gặt hái nhiều thành quả tích cực. Mặc dù đối mặt những biến động khó lường của thị trường, song với nỗ lực không ngừng trong đổi mới phương thức sản xuất theo hướng xanh hóa, tập trung vào giá trị sản phẩm, kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm, ngành thủy sản kỳ vọng sẽ tiếp tục đón nhận những cơ hội xuất khẩu mới.
Mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cùng các doanh nghiệp sản xuất thép vừa gửi văn bản kiến nghị Bộ Công thương sớm giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (vụ AD19).
Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam, theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng ứng phó thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, trang bị những kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại, song song với đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tập trung cạnh tranh bằng chất lượng hơn là cạnh tranh bằng giá cả.
Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), thời gian qua, số vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh. Giai đoạn 2001-2011 mới có 50 vụ, giai đoạn 2012-2022 lên tới 172 vụ.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) mới đây đã công bố cảnh báo của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về nguy cơ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ đối với 18 sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có 4 mặt hàng là sản phẩm gỗ. Qua sự việc, cảnh báo các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ cùng với việc phải nâng cao chất lượng hàng hóa, mẫu mã sản phẩm là nhận thức tuân thủ các chính sách pháp luật của Việt Nam và Mỹ…
Sản phẩm gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng và sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời là hai mặt hàng Việt Nam bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ gia hạn thời gian điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.
Nhiều năm qua, Việt Nam trở thành điểm sáng về xuất khẩu, tuy nhiên đi kèm với đó, hàng hóa của chúng ta gặp không ít rào cản thương mại tại một số thị trường; và đã có một số trường hợp vướng phải tranh chấp thương mại quốc tế.
Ngày 1/11, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương (TRAV), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (HanoiSME) tổ chức Hội nghị “Kỹ năng đàm phán trong thương mại quốc tế và hướng dẫn xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam”.
Ngày 11/8, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng trước việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
Đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar có sử dụng nguyên liệu đường của Thái Lan sẽ bị áp dụng cùng mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đang áp dụng với đường Thái Lan với tổng mức thuế là 47,64%, trong đó thuế chống bán phá giá là 42,99% và thuế chống trợ cấp là 4,65%.
Thay vì chỉ chạy theo những vụ kiện với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đến nay, các cơ quan chức năng đã chủ động bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước bằng cách dựng các hàng rào phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu.
Định hướng hội nhập quốc tế mạnh mẽ về kinh tế đã giúp hoạt động xuất khẩu trở thành điểm sáng của nền kinh tế thời gian vừa qua. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu càng cao, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng càng phải chú trọng đến các biện pháp phòng vệ thương mại.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) ngày 1/6 cho biết đã nhận được thông tin về việc ngày 24/5/2022 (giờ Hoa Kỳ), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra xem xét tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia vào Hoa Kỳ sử dụng các bộ phận nhập khẩu từ Trung Quốc có thuộc phạm vi áp dụng của biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng với sản phẩm tương tự của Trung Quốc không.
Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Theo Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, việc bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ có những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp cũng như ngành sản xuất trong nước.
Ngày 19/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội nghị phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại cho các cơ quan báo chí theo hình thức trực tuyến tại hai điểm cầu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy và Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh chủ trì Hội nghị.