Tại Lễ bế mạc Festival ''Trái tim Việt Nam-50 năm hòa chung một nhịp” diễn ra tại Công viên trung tâm Hanazono (thành phố Higashi Osaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản), phần thể hiện Quốc ca Việt Nam của ca sĩ Tùng Dương giữa rừng cờ đỏ sao vàng đã mang đến những khoảnh khắc đầy tự hào, xúc động cho cộng đồng người Việt tại Nhật Bản cũng như bạn bè quốc tế tham dự sự kiện.
Với chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”, Cuộc thi thiếu nhi hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ diễn ra từ nay đến tháng 9 tới đây. Đối tượng dự thi là đội viên, thiếu niên và nhi đồng đang học tập, sinh hoạt tại các liên đội trường tiểu học, trung học cơ sở; các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi trên cả nước.
Trong khuôn khổ Chương trình Ngày hội văn hóa “Vững bước vào kỷ nguyên mới” diễn ra tối 15/3 tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, họa sĩ Văn Thao cùng con trai và cháu nội - ba thế hệ trong gia đình nhạc sĩ Văn Cao đã cùng nhau hát Quốc ca, hòa giọng với 15.000 người trong niềm tự hào, xúc động.
Sáng 2/9, nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945-2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và tặng quà gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao và cố họa sĩ Bùi Trang Chước, những cây đại thụ của nền âm nhạc và hội họa Việt Nam. Cùng đi có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc.
Giáo dục truyền thống cách mạng nhằm khơi dậy lòng yêu nước, truyền lửa, hun đúc lý tưởng sống cao đẹp, ý chí phấn đấu để mỗi học sinh thấm nhuần, nỗ lực phát huy tinh thần xung kích, dấn thân cống hiến để xây dựng đất nước giàu mạnh. Trong bối cảnh xã hội hiện đại thời hội nhập, việc giáo dục chính trị tư tưởng, bồi đắp đạo đức, lối sống cho học sinh cần đổi mới, sáng tạo, phù hợp thực tiễn.
Những bìa sách, tranh minh họa trên các báo do nhạc sĩ Văn Cao chính tay vẽ, những câu chuyện, những hồi ức về nhạc sĩ Văn Cao… tất cả sẽ được “kể lại” trong chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội đồng Lý luận Văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức, dự kiến diễn ra vào các ngày 6 và 8/11.
Nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở thôn 2 làng cổ Bát Tràng, căn nhà của cụ Vương Văn Tịch từng được chọn làm cơ sở bí mật cho nhà in Phan Chu Trinh. Đây là nơi mà nhạc sĩ Văn Cao đã tự tay in bài hát Tiến quân ca trên trang Văn nghệ của tờ báo Độc Lập vào tháng 11/1944.
"Đàn chim Việt" - Chương trình nghệ thuật quy mô lớn về Văn Cao, nhạc sĩ tài hoa của dân tộc diễn ra tối 20/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc cho người nghe.
Hôm nay, 5/9, hơn 170 nghìn học sinh các cấp của 399 trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hân hoan khai giảng năm học mới theo hình thức trực tiếp trong thời tiết diễn ra thuận lợi. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đến dự Lễ Khai giảng năm học mới 2022-2023 và chia vui với thầy và trò Trường Tiểu học và THCS Trung Nam, huyện Vĩnh Linh.
Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng. Bài hát ra đời gắn với những ký ức Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cùng những kỷ niệm khó quên của tác giả.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế diễn ra thường xuyên, việc tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu vừa bảo đảm sự tôn nghiêm của các biểu tượng quốc gia trong đời sống xã hội, vừa bảo đảm quyền thụ hưởng của người dân.
Tối 6/12, người hâm mộ bóng đá nước nhà đã được tận hưởng niềm vui chiến thắng khi đội tuyển Việt Nam mở màn cho chiến dịch bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup 2020 tại Singapore bằng chiến thắng 2-0 trước Lào. Tuy nhiên, niềm vui không được trọn vẹn… Bởi trước đó, hàng triệu người xem trận đấu trên nền tảng mạng xã hội đã không thể nghe các cầu thủ hát vang bài Quốc ca vì lý do bản quyền.
Sáng 10/10, ca sĩ Tùng Dương đã cho ra mắt MV Quốc ca. Nam ca sĩ cho biết, anh chọn Ngày giải phóng Thủ đô để gửi tặng các khán giả ca khúc bất hủ đi cùng năm tháng.
Bản “Tiến quân ca” của cố nhạc sĩ Văn Cao được nhà sản xuất hộp nhạc cơ khí hàng đầu thế giới chế tác và đưa vào chiếc hộp nhạc có hình trụ mạ vàng và bàn phím 72 nốt nhạc. Việt Nam là một trong số ít quốc gia được thương hiệu này chọn để đưa quốc ca vào trong hộp nhạc.
Ngày 1-9, tại Hà Nội, trong chuỗi những hoạt động kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khai mạc Triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”. Triển lãm được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) thực hiện.
NDĐT - Chiều 15-7, tại Nhà Quốc hội (QH), Văn phòng QH phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Thi đua khen thưởng T.Ư tổ chức Lễ tiếp nhận bài: “Tiến quân ca” và truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố nhạc sĩ Văn Cao. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân dự và phát biểu ý kiến.
NDĐT - Ngày 25-8, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có công văn yêu cầu Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam dừng thu phí bản quyền đối với tác phẩm "Tiến quân ca" do gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng bài hát cho công chúng, Đảng, Quốc hội và Nhà nước.
Sinh thời, nhạc sĩ Văn Cao thường nói: “Tôi viết Tiến quân ca là theo yêu cầu của cách mạng, cần một hành khúc cho đội quân Việt Minh vừa thành lập. Khi được Nhà nước chọn làm Quốc ca thì nó không còn là của tôi nữa mà là của cả dân tộc, tôi chỉ là người chấp bút”.
Nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở thôn 2 làng cổ Bát Tràng , căn nhà của cụ Vương Văn Tịch là nơi nhạc sĩ Văn Cao đã tự tay in bài hát Tiến quân ca trên trang Văn nghệ của tờ báo Độc Lập vào tháng 11/1944.