Rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng theo tốc độ đô thị hóa, nhu cầu tiêu dùng và lối sống hiện đại, trong khi hệ thống xử lý lại chưa theo kịp. Bài toán xử lý rác thải không đơn thuần chỉ là chuyện thiếu kinh phí mà sâu xa hơn còn là bất cập trong quản lý, vướng mắc chính sách và thiếu phối hợp liên ngành.
Ước tính mỗi ngày, cả nước phát sinh khoảng hơn 70 nghìn tấn rác thải, tuy nhiên, chỉ có 15% lượng rác này được thu gom, tái chế hoặc tái sử dụng. Việc xử lý rác thải cần được tiếp cận một cách bài bản và hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh công tác phân loại rác thải tại nguồn và khuyến khích áp dụng công nghệ tái chế.
Khu xử lý chất thải Quang Trung là nơi đang tiếp nhận, xử lý rác sinh hoạt lớn nhất tỉnh Đồng Nai. Trung bình mỗi ngày nơi đây tiếp nhận, xử lý hơn 1.200 tấn rác sinh hoạt của 8/11 huyện, thành phố, chiếm khoảng 70% rác thải sinh hoạt của toàn tỉnh Đồng Nai.
Ngày 16/8, tại thành phố Hải Phòng, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo Trao đổi về công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương khu vực phía bắc và miền trung.
Sau khi thay đổi đơn vị thu gom rác, việc thu gom rác thải sinh hoạt tại một số địa phương trên địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp chậm, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có thời điểm rác thải 9 ngày chưa thu gom, bốc mùi nồng nặc.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đến ngày 1/1/2025 sẽ phải thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt, được kỳ vọng là một bước đi đột phá để cải thiện tình trạng ô nhiễm và quá tải do rác thải sinh hoạt cũng như lãng phí tài nguyên từ rác.
Ngày 17/5, tại Hà Nội, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức Diễn đàn "Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt".
Ủy ban nhân dân thành phố Phú Quốc vừa có tờ trình Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xin chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác công suất 300 tấn/ngày, với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.
Với mong muốn bảo vệ môi trường, hình thành thói quen sống xanh trong cộng đồng, những năm qua, thành phố Hà Nội chú trọng về cách phân loại, quản lý rác thải tại nguồn và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, để mục tiêu phân loại, xử lý rác thải tại nguồn đi vào cuộc sống thiết thực, cần hơn nữa những giải pháp hiệu quả, đồng bộ.
Tham gia ý kiến thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Hương nhấn mạnh, rác thải nếu được phân loại và tận dụng triệt để giá trị cũng là nguồn tài nguyên vô cùng lớn, nếu khai thác tốt cũng chính là một trong những giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Từ năm 2015 đến nay, việc hỗ trợ xử lý rác thải sinh hoạt tại Cà Mau chỉ áp dụng một đơn giá cố định, gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động của các đơn vị xử lý rác thải tại địa phương.
Ngày 12/3, tại phường Đồng Tâm, Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn” trên địa bàn thành phố Yên Bái giai đoạn 2023-2025.
Hiện, mỗi ngày, Nhà máy xử lý rác sinh hoạt, đốt rác phát điện ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ xử lý khoảng 500 tấn rác thải sinh hoạt, chiếm 90% lượng rác thải trên địa bàn thành phố và phát 150.000 kWh lên lưới điện…
Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đang phải đối mặt với sự cố chất thải, mực nước rác tại các hồ xử lý đã vượt cao độ lưu chứa an toàn, phải tạm ngừng tiếp nhận rác thải trong vài ngày. Không ít khu vực tại Hà Nội đang gặp phải tình trạng ùn ứ rác thải.
Hơn 140 đội từ bảy quốc gia (Việt Nam, Indonesia, Philippines, Singapore, Campuchia, Malaysia và Thái Lan) đã tham gia thử thách sáng tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm nhựa tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức.
Ngày 5/7, Công ty Indevco đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ngừng cho mượn hạ tầng của Công ty đã đầu tư để đổ rác thải sinh hoạt của hai địa phương là TP Hạ Long, TP Cẩm Phả từ ngày 12/7.
Mô hình xử lý rác bằng công nghệ vi sinh của Việt Nam có thể chế xuất rác thải sinh hoạt thành hạt nhựa làm nguyên liệu sản xuất đồ nhựa dân dụng và mùn hữu cơ để bón cho cây trồng nông nghiệp.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, để giải quyết vấn đề rác thải gây ô nhiễm thì bên cạnh việc thay đổi cách xử lý rác cần sớm thúc đẩy, khuyến khích tái chế, tái sử dụng rác.