Ngày 25/4, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ công bố, ra mắt sản phẩm du lịch “Chiến khu xưa-trải nghiệm mới” với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025.
Sở Du lịch Hà Nội cho biết, đơn vị đã triển khai chương trình “Người Hà Nội và du khách trải nghiệm dịch vụ tại các khách sạn 4-5 sao của Hà Nội” trong năm 2025 nhằm thu hút người dân và du khách đến và trải nghiệm du lịch tại Thủ đô.
Nhằm thúc đẩy mô hình du lịch MICE - kết hợp nghỉ dưỡng với hoạt động hội họp, khen thưởng, hội thảo, và triển lãm, ngày 20/4, tại Khu du lịch quốc gia Tam Chúc (tỉnh Hà Nam), Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ du lịch Chân Tâm phối hợp cùng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn Hà Nội, các tỉnh phía bắc và Bắc Trung Bộ tổ chức tọa đàm Du lịch trải nghiệm, học tập thực tế cho sinh viên ngành du lịch và văn hóa.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa thông tin về chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước trên địa bàn tỉnh.
Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ ngày 10-13/4), Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam- VITM Hà Nội 2025 bế mạc vào chiều ngày 13/4. Ước tính có gần 95.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm tại hội chợ.
Trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 21 diễn ra từ ngày 3 đến ngày 6/4, nhiều địa phương đã tổ chức diễn đàn xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch nhằm kêu gọi đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng phát triển du lịch bền vững, hiệu quả, góp phần vào sự phục hồi và tăng trưởng chung của ngành du lịch Việt Nam.
Năm nay, Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào ngày thứ Hai đầu tuần, nên du khách sẽ có 3 ngày nghỉ liên tiếp để tham quan, trải nghiệm những điểm đến yêu thích. Trong dịp này, các đơn vị lữ hành đã “tung” ra nhiều gói tour thiết kế linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của du khách.
Đường Hồ Chí Minh nhánh tây từ Quảng Bình đến Quảng Trị luôn cuốn hút du khách bởi không gian vắng vẻ, yên tĩnh giữa đại ngàn Trường Sơn và những địa danh đã đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Vẻ thâm u nhưng khoáng đạt, hoang sơ nhưng tuyệt đẹp của cảnh quan dọc tuyến đường lịch sử này đang dần mở ra triển vọng về phát triển du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, đưa du khách trở lại với Trường Sơn huyền thoại.
Cuối năm 2016, các nhà vườn, chủ ruộng ở tỉnh Ðồng Tháp chính thức đưa loại hình du lịch nông nghiệp vào phục vụ du khách. Từ đây, vùng đất sen hồng ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thu hút nhiều du khách tìm đến.
Năm nay, nhiều người dân ở Huế và Đà Nẵng cũng như du khách từ các tỉnh, thành phố lựa chọn trải nghiệm du xuân trên chuyến tàu "Kết nối di sản miền trung". Không khí xuân tràn ngập khắp đoàn tàu, những lời ca tiếng đàn, ẩm thực hương vị Tết, những nụ cười hồ hởi phấn chấn trên toa cộng đồng và cảnh sắc tươi đẹp hai bên đường.
Chiều 20/12, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động du lịch năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 với mục tiêu đón 5,5 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, trọng tâm là Sở Du lịch phối hợp, hỗ trợ thu hút đầu tư các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để phục vụ khách du lịch tốt hơn.
Chiều 20/12, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Sở Du lịch Bình Định đã tổ chức “Hội nghị đánh giá kết quả triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch sáu tỉnh: Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Ngãi, Kon Tum và Phú Yên năm 2024”.
Ngày 20/12, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng đại diện các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh tổ chức đoàn khảo sát các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.
Những năm gần đây, phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, hoạt động du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Quảng Ngãi phát triển đáng kể. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Năm 2024, ngành du lịch Hà Giang đặt ra mục tiêu đón 3,2 triệu lượt khách du lịch. Nhưng do ảnh hưởng của thiên tai bão lũ lượng du khách đến Hà Giang trong tháng 10 giảm 9,1% so với cùng kỳ. Để kích cầu du lịch trở lại, tỉnh Hà Giang tập làm mới các sản phẩm du lịch cảnh quan, tổ chức các lễ hội khai thác bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo, giảm giá phòng, nhà hàng, khách sạn tạo tâm lý thoải mái cho du khách đến địa phương trong những tháng cuối năm.
Chiều 27/9, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã diễn ra Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả hoạt động du lịch hè năm 2024, đồng thời triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến và hưởng ứng Ngày Du lịch thế giới (27/9) với chủ đề “Du lịch và hòa bình”.
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần thứ nhất năm 2024 với quy mô cấp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; không gian triển lãm khoảng 700 đến 800 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng.
Loạt sản phẩm du lịch mới được triển khai tại Da Nang Downtown hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người dân, du khách trong mùa du lịch hè này. Trong đó đặc biệt là show nghệ thuật thể thao mạo hiểm Jetski & Flyboards lần đầu tiên có mặt tại thành phố biển, dự kiến vào ngày 10/6 tới.
Ngày 29/5, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Giải pháp phát triển sản phẩm văn hóa lễ hội sông nước Sóc Trăng, giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn 2035”.
Ngày 17/5, Hiệp hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khai mạc Lễ hội bánh mỳ Việt Nam lần thứ 2 năm 2024 tại Công viên Lê Văn Tám, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Bánh mỳ Việt Nam-Giá trị ẩm thực thế giới”, nhằm xây dựng sản phẩm du lịch phục vụ cho cộng đồng và du khách; vừa góp phần quảng bá bánh mỳ Việt Nam.
Việc tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch, phục vụ cho công tác quản lý, lập quy hoạch, phát triển sản phẩm du lịch và các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước.
Nằm ngay chân núi Tà Chì Nhù, bản rẻo cao Nậm Nghẹp của xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La) là một cái tên mới nổi trên bản đồ du lịch Việt Nam. Tháng 3 hằng năm, mầu trắng tinh khôi của hoa sơn tra (táo mèo) phủ khắp núi rừng tạo nên sức hút của Nậm Nghẹp với du khách gần xa. Trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào H’Mông nơi đây đang học cách làm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần tạo sinh kế ổn định, bền vững...
Điểm nhấn của Ngày hội Du lịch năm nay là sự “bùng nổ” các chương trình kích cầu du lịch, đã có gần 400 sản phẩm, dịch vụ du lịch của các công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú, các điểm tham quan và các cơ sở kinh doanh dịch vụ đăng ký tham gia chương trình.
Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 đánh dấu chặng đường 10 năm phát triển của sự kiện này. Năm 2014, Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần đầu được tổ chức tại Công viên Văn hóa Đầm Sen chỉ vỏn vẹn với bốn hoạt động chính.
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Trong hai ngày 27-28/1, Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu phối hợp cùng Liên đoàn Mô-tô - Xe đạp Thành phố Hồ Chí Minh và Honda Việt Nam tổ chức sự kiện Honda Biker Rally 2024.
Tối 18/1, tại công viên Lê Văn Tám, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, phối hợp Sở Công thương Thành phố tổ chức Khai mạc Lễ hội Tết Việt 2024. Sự kiện mở cửa tự do, chào đón du khách tham quan, trải nghiệm các hoạt động hấp dẫn trong 4 ngày, từ 18/1 đến hết 21/1.