Ngày 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để cho ý kiến về tiến độ triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII và các kết luận về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.
Sắp xếp đơn vị hành chính là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng với thời gian, tiến độ gấp, do đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đề nghị các cấp ủy, cơ quan, sở, ngành, địa phương cần tập trung cao độ, triển khai nghiêm túc, bảo đảm theo quy định của Trung ương.
Bắt đầu từ sáng 22/4, toàn tỉnh Thái Bình tổ chức lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã năm 2025. Để bảo đảm tổ chức thành công sự kiện chính trị quan trọng, các địa phương đã huy động thêm cán bộ, giáo viên tham gia.
Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Đà Nẵng làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Theo báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh, hiện toàn tỉnh có 121 đơn vị hành chính cấp xã. Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Sở Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án sáp nhập, dự kiến sau sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số xã, phường, thị trấn.
Bản tin cập nhật những vấn đề thời sự nổi bật: Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh; Các trung tâm đăng kiểm loay hoay với thông tư 47; Thu gần 2.800 tỷ tiền thuế của Meta, Google, TikTok trong tháng 2; Tổng thống Nga-Mỹ chuẩn bị điện đàm về chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Nội dung, tiến độ xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, theo Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Sáng 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của ngành nội vụ.
Sáng 13/12, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 23 Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa 18, 100% đại biểu tham dự đã đã biểu quyết thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Chiều 9/8, Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị mở rộng, triển khai một số nội dung quan trọng về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh.
Theo phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đưa ra, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Lộc Hà sẽ được sáp nhập vào thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà. Như vậy, sau điều chỉnh đơn vị hành chính, huyện Lộc Hà sẽ không còn tên trên bản đồ hành chính.
Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, 579 đơn vị hành chính cấp xã. Theo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của Hà Nội giai đoạn 2023-2025, thành phố sẽ giảm 70 đơn vị hành chính cấp xã, chỉ còn 509 đơn vị, bao gồm 321 xã, 168 phường, 20 thị trấn. Đến nay, 8 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã công bố đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 để lấy ý kiến người dân.
Theo lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2024, hoàn thành việc nhập huyện Lạc Dương vào thành phố Đà Lạt, nhập 5 xã thuộc huyện Bảo Lâm vào thành phố Bảo Lộc để mở rộng không gian đô thị 2 thành phố này.
Thực hiện Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021, các tỉnh, thành phố duyên hải Nam Trung Bộ đã nỗ lực sắp xếp cán bộ dôi dư sau khi sáp nhập. Cùng lúc thực hiện nhiều đề án, chính sách, cho nên số nhân sự trong bộ máy hành chính dôi dư lớn; nhiều vấn đề phát sinh ở cơ sở cần giải quyết để vừa bảo đảm đúng quy định và phù hợp thực tế tại địa phương.
Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023, do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV cho thấy: Việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021 còn nhiều bất cập, nhất là việc xử lý cơ sở vật chất của các đơn vị hành chính sau khi sắp xếp vẫn còn vướng mắc như nhiều trụ sở bỏ không chưa được đưa vào sử dụng, địa phương không có kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ dẫn đến xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí.
Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 48 nghị quyết để sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã tại 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, qua đó giảm tám đơn vị hành chính cấp huyện, 561 đơn vị hành chính cấp xã; giảm 429 cơ quan ở cấp huyện và 3.437 cơ quan ở cấp xã. Kết quả bước đầu góp phần giúp các đơn vị hành chính mới thành lập mở rộng không gian phát triển, huy động hiệu quả hơn nguồn lực.