(Ảnh minh họa)

Chiều và tối 4/5, Tây Nguyên và Nam Bộ đề phòng ngập úng, sạt lở do mưa lớn cục bộ

Dự báo, chiều tối và tối 4/5, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa có nơi trên 50mm. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngoài ra, mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ, sạt lở đất và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
[Video] Thời sự 24h ngày 1/5/2025: Thủ tướng yêu cầu khởi công đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng ngày 19/12

[Video] Thời sự 24h ngày 1/5/2025: Thủ tướng yêu cầu khởi công đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng ngày 19/12

Bản tin cập nhật những vấn đề thời sự nổi bật: Thủ tướng yêu cầu khởi công đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng ngày 19/12; Công nhân Việt Nam và sứ mệnh ở kỷ nguyên phát triển mới; Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở 9 tỉnh phía Bắc; Ấn Độ có thể là nước đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Vụ sạt lở bờ sông xảy ra vào ngày 6/4/2025, tại ấp Hòa Định, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp với chiều dài khoảng 50 m, ăn sâu vào đường lộ khoảng 0,5 m.

Tình trạng sạt lở bờ sông Tiền

Từ năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xảy ra hơn 20 vụ sạt lở bờ sông Tiền, trải rộng ở 8/12 huyện, thành phố, kéo dài hơn 15 km, gần 6.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Hằng năm, trên địa bàn tỉnh đều xảy ra những vụ sạt lở đường giao thông nông thôn, sạt lở ven sông, ven kênh, rạch. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phải ban bố tình trạng khẩn cấp trước một số vụ sạt lở nghiêm trọng...

Hiện trường vụ sạt lở đất khu vực bờ phía Tây hạ lưu cống Nhà Mát, tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: GIA MINH).

Hoàn thiện các giải pháp phòng, chống sụt lún, sạt lở tại đồng bằng sông Cửu Long

Những năm qua, do tác động của biến đổi khí hậu, cộng với tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên, nước ngầm quá mức, đã làm gia tăng tình trạng sụt lún đất, thiếu nước và xâm nhập mặn tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thực tế trên đang dần trở thành thách thức chính đe dọa đến môi trường và sự sống của người dân. Từ kết hợp phòng ngừa đến thích ứng được coi là "chìa khóa" để xây dựng, phát triển bền vững toàn vùng.
Hàng trăm héc-ta cây rừng phòng hộ ở phía tây Bãi bồi xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) được phục hồi, đang phát triển xanh tốt.

Khôi phục rừng ngập mặn ven biển Cà Mau

Giai đoạn từ năm 2011- 2023, sạt lở vùng ven biển đã làm mất hơn 6.000 ha đất và rừng phòng hộ tại Cà Mau. Phần mất đi này tương đương diện tích bình quân một đơn vị cấp xã nơi cực nam Tổ quốc. Cà Mau đang thực hiện quyết liệt các giải pháp để rừng và đất đai ven biển không bị mất thêm vì sạt lở.
(Ảnh minh họa)

Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đề phòng lũ quét, sạt lở do mưa lớn

Dự báo, từ chiều tối 6/4 đến ngày 7/4, ở khu vực vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm. Mưa lớn có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Tuyến đường 23/9 bị sụt lún nghiêm trọng.

Triển khai các biện pháp an toàn cho 31 hộ dân có nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Nhiều vết nứt lớn kéo dài sau cơn bão số 3 (Yagi) vào tháng 9/2024 đang tiếp tục mở rộng đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của 31 hộ dân sinh sống tại tổ dân phố số 13,14,15 phường Pom Hán, thành phố Lào Cai. Trước tình trạng này, tỉnh Lào Cai đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, và xây dựng khẩn cấp công trình kè để khắc phục hậu quả; nhanh chóng ổn định đời sống sinh hoạt của người dân.
Đà Nẵng huy động nhiều nhân lực, phương tiện khẩn cấp "cứu bãi biển" đẹp nhất hành tinh. (Ảnh: ANH ĐÀO)

[Ảnh] Đà Nẵng tập trung xử lý khẩn cấp các điểm sạt lở tại bãi biển Mỹ Khê

Hàng trăm công nhân cùng nhiều phương tiện đã được các ngành chức năng thành phố Đà Nẵng huy động đến hiện trường, tập trung khắc phục, xử lý các điểm sạt lở tại dọc bờ biển Mỹ Khê (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng). Trong chiều nay (2/1), Trung đoàn Pháo phòng không 224 sẽ kiểm tra hiện trường và hỗ trợ lực lượng để đẩy nhanh tiến độ triển khai xử lý khẩn cấp sạt lở bãi biển, ngăn chặn tình trạng xâm thực sâu hơn của sóng biển, bảo đảm an toàn cho người dân và du khách.
Diện tích nhà lưới bị thiệt hại sau bão Yagi. (Ảnh: THANH TRÀ)

Những bài học kinh nghiệm phục hồi sau bão Yagi

Bão số Yagi đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía bắc, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sau bão với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và sự góp sức của nhiều tổ chức quốc tế, đến nay cơ bản cuộc sống người dân vùng bị ảnh hưởng bão, lũ đã dần ổn định; sản xuất lúa, rau màu, chăn nuôi, thủy sản… từng bước được khôi phục, bảo đảm đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long (thứ 3 bên phải sang) chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án.

Hòa Bình đẩy nhanh tiến độ thực hiện Khu tái định cư xóm Rài, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn

Ngày 23/12, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng khu tái định cư, Dự án khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai gây sạt lở đất, đá tại khu vực xóm Rài, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn.
Tình trạng sạt lỡ bờ sông Krông Nô đã diễn ra liên tục nhiều năm nay khiến hàng trăm ha đất đai, cây trồng, công trình thủy lợi, giao thông bị thiệt hại nhưng các cấp chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp hiệu quả để ngăn chặn sạt lỡ.

Đắk Nông tăng cường giải pháp chống sạt lở bờ sông Krông Nô

Tình trạng sạt lở bờ sông Krông Nô đã diễn ra nhiều năm nay, các cấp chính quyền địa phương hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk cũng đã vào cuộc quyết liệt, tổ chức ký kết quy chế phối hợp kiểm soát chống sạt lở, kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường vào cuộc đánh giá tác động, xác định nguyên nhân… nhưng đến nay tình trạng này vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân vùng bị ngập ở phường Phổ Minh, thị xã Ðức Phổ (Quảng Ngãi) trong đợt bão số 3. (Ảnh Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai)

Năm 2024 - Vượt lên thiên tai bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, các thảm họa thiên tai đang có xu hướng gia tăng với tần suất thường xuyên hơn và cường độ mạnh hơn trên phạm vi toàn cầu. Thiệt hại bởi thiên tai cũng ngày càng lớn, không chỉ ở những khu vực đang phát triển, mà còn ở cả những nơi có hạ tầng cơ sở tương đối hoàn thiện.
Nhiều phương tiện không thể di chuyển, xếp hàng kéo dài trên đèo An Khê.

Nhiều phương tiện vẫn kẹt cứng trên đèo An Khê, tỉnh Bình Định

Chiều 13/12, một đoạn đường đang thi công tại khu vực đèo An Khê, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã gây ra ách tắc giao thông nghiêm trọng. Tình trạng sình lún do mưa lớn kéo dài đã khiến các phương tiện không thể lưu thông qua khu vực này, dẫn đến hàng trăm phương tiện phải xếp hàng dài nhiều km từ chân đèo tới đỉnh đèo.
Những vết nứt ngày càng mở rộng trong nhà xưởng tuyển nổi của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Hoàng Nam. (Ảnh: TUẤN SƠN)

Sớm làm rõ nguyên nhân gây nứt, sụt lún đất tại Bắc Kạn

Thời gian qua, tại thôn Cốc Thử, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn xuất hiện tình trạng nứt đất, sụt lún tại khu vực mỏ chì, kẽm Ba Bồ và đất đã được giao xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản của Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Hoàng Nam. Tình trạng này hiện vẫn đang gia tăng gây lo lắng, bất an.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân kiểm tra thực tế hiện trạng sạt lở bờ sông Trà Câu.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi kiểm tra tình trạng sạt lở bờ sông Trà Câu

Chiều 3/12, đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đi kiểm tra thực tế một số công trình, hạ tầng trên địa bàn thị xã Đức Phổ bị sạt lở do ảnh hưởng đợt mưa, lũ gây ra vào tháng 11/2024.