Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu đón được 31 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 7,5 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 130 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt đầu tháng 3 vừa qua, chương trình "Du lịch Hà Nội chào 2025 - Geton Hà Nội 2025" là sự kiện mở màn cho trên 60 chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch. Những hoạt động này đã mang lại kết quả tích cực cho ngành du lịch Thủ đô trong quý I năm nay.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và Ngày Quốc tế lao động 1/5, ngành du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn nhằm gia tăng sức hút với du khách.
Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu (TPO) năm 2025 dành cho các thành viên tại Việt Nam đã tập trung thảo luận các chiến lược phát triển sản phẩm du lịch sáng tạo, tạo ra điểm nhấn thu hút du khách quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các thành phố thành viên TPO.
Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng hơn 2.500 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, gồm cả nội địa và quốc tế; nhiều doanh nghiệp được tập hợp trong Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội. Câu lạc bộ đã tích cực phối hợp Sở Du lịch Hà Nội và các địa phương phát triển sản phẩm, tăng cường liên kết, đóng góp nhiều ý kiến về chính sách phát triển du lịch...
Ngày 1/3, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh tổ chức chương trình Du xuân hữu nghị 2025. Hơn 400 đại biểu tham gia chương trình, trong đó có 15 đại sứ cùng phu nhân, phu quân; gần 200 cán bộ ngoại giao tại các đại sứ quán, đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; cùng lãnh đạo một số bộ, ban, ngành trung ương và thành phố Hà Nội. Sự kiện có sự tham gia của các hội hữu nghị, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch.
Sau đại dịch Covid-19, nhiều nhân lực trong lĩnh vực du lịch chuyển sang làm nghề khác, nhất là nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, nhiều loại hình du lịch mới ra đời như du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng... Điều đó dẫn đến tình trạng nhân lực ngành du lịch “đi sau” tốc độ phát triển du lịch nói chung. Ngành du lịch Thủ đô đang nỗ lực tìm các giải pháp để cải thiện nhân lực du lịch.
Loạt sản phẩm du lịch đêm mới được Hà Nội khai thác sẽ góp phần tôn vinh và bảo tồn di sản văn hóa của Thủ đô, mang đến cho khách du lịch trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn thông qua sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại với không gian văn hóa, lịch sử của Hà Nội trong đêm. Để phát triển hiệu quả tiềm năng du lịch đêm, Sở Du lịch Hà Nội đã có thêm nhiều chiến lược bài bản, đồng bộ hơn, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ du lịch đầu tư, xây dựng các sản phẩm hấp dẫn, giá trị, tập trung vào thế mạnh của thành phố.
Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, trong tháng 10/2023, hoạt động xuất khẩu trên địa bàn đã có nhiều tín hiệu tích cực hơn so với các tháng trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 ước tính đạt 1.454 triệu USD, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Tà áo dài, nhất là áo dài phụ nữ là một thương hiệu văn hóa của Việt Nam. Với mong muốn phát triển thương hiệu văn hóa ấy thành một thương hiệu du lịch, tạo điểm nhấn cho du lịch, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức Lễ hội Áo dài Du lịch 2023. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo khách du lịch trong nước, quốc tế; tạo tiền đề để hình thành những cách làm mới trong quảng bá du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch gắn với tà áo dài dân tộc.
Tối 6/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ trao giải thưởng World Travel Awards 2023 (WTA) khu vực châu Á và châu Đại dương. Tại buổi lễ, thành phố Hà Nội đã vinh dự được vinh danh ở 3 hạng mục danh giá của du lịch thế giới.
Sáu tháng đầu năm 2023, ngành du lịch Thủ đô chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ. Lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng 42%; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 44,9 nghìn tỷ đồng, tăng 74,4% với cùng kỳ năm trước.
Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình, sự kiện nhằm tạo sức hút với khách.
Gần đây, số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao, làm tăng nguy cơ dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhất là trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 sắp tới.
Hai tháng đầu năm 2023, du lịch Hà Nội có nhiều khởi sắc với ba triệu lượt khách du lịch nội địa và quốc tế. Song, để có thể đạt mục tiêu đón 22 triệu lượt khách của cả năm nay, trong đó có ba triệu lượt khách quốc tế, du lịch Hà Nội cần có những bước đột phá.
Trong kỳ nghỉ lễ Tết Dương lịch, nhiều khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố ra mắt các chương trình, sản phẩm du lịch mới cũng như tổ chức các hoạt động hấp dẫn nhằm thu hút du khách.
Sau thời gian bị gián đoạn vì dịch bệnh Covid-19, Sở Du lịch Hà Nội vừa phối hợp Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VietnamAirlines) tổ chức đón đoàn famtrip từ 12 hãng lữ hành của Australia.
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức phục vụ bánh ngọt, nước uống miễn phí cho đồng bào và khách quốc tế vào Lăng viếng Bác.
Ngày 22/4, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức tập huấn trang bị kiến thức, tuyên truyền, phục vụ SEA Games 31 cho những người làm công tác quản lý du lịch tại các quận, huyện, thị xã và các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch.
Ngày 3/3, Sở Du lịch Hà Nội ra thông báo khuyến cáo người dân và du khách tránh các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không đáp ứng đúng điều kiện theo quy định của pháp luật, khi lựa chọn sản phẩm, chương trình du lịch.
Trọng tâm của ngành du lịch Hà Nội năm 2022 là triển khai nhiều sản phẩm du lịch mới như: Sản phẩm đi bộ “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”, sản phẩm trải nghiệm phố cổ bằng xe điện, khám phá Hà Nội bằng xe đạp “VGreen bike tour”... đồng thời, nâng cấp nhiều sản phẩm thế mạnh từ trước.
Sở Du lịch Hà Nội vừa công bố kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố năm 2021. Theo thống kê, do bị tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, năm 2021 vừa qua, Thủ đô đón 4 triệu lượt khách du lịch nội địa (bằng 53% lượt khách nội địa năm 2020 và bằng 36,3% kế hoạch đề ra từ đầu năm).
Theo thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội, tính đến ngày 18/8, Sở đã tiếp nhận và thẩm định 40 hồ sơ đề nghị hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch, đã có 20 hồ sơ đủ điều kiện.
Ngày 28-7, Sở Du lịch Hà Nội đã gửi công văn số 597/SDL-QLCSLT đến các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.