Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực tập trung chim hoang dã, di cư và các loài chim đặc hữu của thế giới, tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước. Nhằm bảo vệ, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn bắt, tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư, ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các hiệp hội gỗ địa phương và Tổ chức Forest Trends, với sự tài trợ về mặt tài chính của Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương quốc Anh và Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương quốc Na Uy vừa tổ chức hội thảo tham vấn về các nội dung trong bản dự thảo của thông tư thay thế Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT nhằm tạo sự thông thoáng cho việc quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Ngày 22/7, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Hiệp hội mắc ca Việt Nam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (Liên Việt Post Bank) tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án "Phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” theo Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.