Từ chỗ chỉ là “chặng dừng” trên hành trình đấu tranh thống nhất, vĩ tuyến 17 nhanh chóng trở thành tâm điểm của thời cuộc, thu hút sự quan tâm không chỉ của quân dân cả nước mà còn của dư luận quốc tế khi nơi đây trở thành cuộc đối đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ xâm lược và các thế lực tay sai. Nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: Bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền nam.
Tại Km 15, Quốc lộ 6, phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông, Hà Nội), có một bảo tàng mang tên con đường huyền thoại: Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh. Nơi đây đang lưu giữ, trưng bày hàng chục nghìn hiện vật gắn liền với tuyến vận tải chi viện chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với những con người một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
5 giờ sáng 21/3/1975, mở màn đợt chiến đấu giải phóng Thừa Thiên Huế, Sư đoàn 324 và 325 (Quân đoàn 2) đồng loạt nổ súng tiến công hệ thống phòng ngự của địch ở phía nam Thừa Thiên Huế, cắt đứt giao thông Đường số 1 đoạn Huế-Đà Nẵng.
Cách đây 55 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành T.Ư Ðảng về cách mạng miền nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng Quân ủy T.Ư đã chính thức giao nhiệm vụ cho "Ðoàn công tác quân sự đặc biệt" - Ðoàn 559, do đồng chí Thượng tá Võ Bẩm làm Ðoàn trưởng, có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, chi viện cho chiến trường miền nam.
Ở tuổi 95, Thiếu tướng Võ Sở, nguyên Phó tư lệnh về chính trị Binh đoàn 12 chưa chịu nghỉ ngơi, vẫn dành nhiều tâm huyết với vai trò Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhiệm kỳ thứ 3. Trong căn nhà ở phố Vĩnh Hồ, Thiếu tướng Võ Sở chậm rãi “tua” những thước phim về chặng đường 11 năm lịch sử mà ông tham gia nhiệm vụ quan trọng thông đường Trường Sơn, bảo đảm an toàn cho tuyến vận tải chi viện từ bắc vào nam.
Gần như cùng một lúc, Ðảng và Bác Hồ đã hình thành ý đồ chiến lược về mở tuyến vận tải chi viện sức người, sức của cho miền nam chiến thắng, cả trên bộ và trên biển. Ðường Hồ Chí Minh trên biển và đường Trường Sơn - hai con đường cùng xuất phát từ tư duy chiến lược của Ðảng, từ nguyện vọng cháy bỏng của đồng bào, chiến sĩ miền nam và cả nước.
Cách đây 60 năm, trước đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã ra đời, từng bước được xây dựng, phát triển, góp phần đặc biệt quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năm tháng trôi qua, nhưng quyết định mở đường Trường Sơn là một quyết định lịch sử, mang tầm chiến lược của Đảng, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Ðể kịp thời chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền nam, ngày 19-5-1959, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy (nay là Quân ủy Trung ương), tổ chức "Ðoàn công tác đặc biệt" (Ðoàn 301), sau gọi là Ðoàn 559, có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cho chiến trường miền nam; đưa bộ đội, cán bộ cơ quan dân - chính - đảng vào nam, ra bắc theo yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Công cuộc chi viện đi từ vận tải thô sơ ở Ðông Trường Sơn, chuyển sang vận tải cơ giới Tây Trường Sơn, trên đất bạn Trung Hạ Lào, Ðông Bắc Cam-pu-chia.
Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 27/8, tại Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn bến phà Long Đại, Tỉnh đoàn Quảng Bình phối hợp các đơn vị tổ chức lễ phát động “Trồng cây xanh chống sạt lở đất, tạo cảnh quan khu vực Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn bến phà Long Đại và Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn, đường 20 Quyết thắng - trọng điểm Cà Roòng - ATP”.
65 năm trước, ngày 19/5/1959, Quân ủy Trung ương và Bác Hồ đã quyết định chính thức thành lập và giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác Quân sự Đặc biệt”- Đoàn 559 do Thượng tá Võ Bẩm làm Đoàn trưởng, có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, chi viện cho cách mạng miền nam. Vì nhiệm vụ bí mật và khó khăn, gian khổ không kể siết, hoạt động của Đoàn 559 luôn trong điều kiện “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.
Những ngày tháng 5 này cũng là thời điểm tròn 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn). Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội đã lựa chọn những tư liệu tiêu biểu nhất về đường Trường Sơn để giới thiệu với công chúng trong triển lãm "Đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Sự ra đời và phát triển của đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ là một trong những mốc son về nghệ thuật chiến tranh, là yếu tố then chốt dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến. Kỷ niệm 65 năm ngày ra đời đường Trường Sơn, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội giới thiệu nhiều hình ảnh, hiện vật quý về con đường huyền thoại này.
Sáng 8/1, tại huyện Giang Thành, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khởi công Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C.
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, ngày 23/7, Đồn Biên phòng Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã khánh thành công trình nâng cấp, chỉnh trang Đài tưởng niệm tri ân 13 Anh hùng, liệt sĩ Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) tại thôn Cù Bai, và Nhà Bia tưởng niệm tri ân 67 Anh hùng, liệt sĩ tại Ngã ba Dân Chủ ở xã Hướng Lập.