Ngược dòng sông Hàn, đi qua những khu phố thị náo nhiệt. Tại điểm hợp lưu của con sông Cẩm Lệ, thời gian như lắng đọng, ôm trọn những dấu tích thiêng liêng của khu căn cứ cách mạng K20. Từ một vùng đất thép kiên cường trong chống giặc ngoại xâm, K20 đang vươn mình trỗi dậy trong thời đại mới.
Địa đạo Củ Chi ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm hệ thống đường hầm dọc ngang nhiều tầng, dài hơn 250km, xuyên sâu trong lòng đất kết hợp với khoảng 500km chiến hào bao quanh. Những đường hầm bé nhỏ trong lòng đất là dấu ấn một kỳ tích anh hùng, “kỳ quan” trong lòng đất của nghệ thuật chiến tranh du kích Việt Nam.
Hệ thống Địa đạo Củ Chi ở Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và phát triển trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Địa đạo có mạng lưới đường hầm dọc ngang nhiều tầng sâu, dài hơn 250km xuyên trong lòng đất kết hợp với khoảng 500km chiến hào bao quanh. Ngày nay, di tích lịch sử địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực Bến Dược và Bến Đình.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã chính thức có buổi ra mắt và các suất chiếu sớm phục vụ khán giả cả nước từ ngày 2/4/2025.
Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi đã tổ chức và ra mắt chương trình không gian trải nghiệm sân khấu lịch sử truyền thống “Đất thép”- Địa đạo an toàn nhất là lòng dân tại Nhà Truyền thống huyện Củ Chi vào ngày 12/12, cùng sự tham dự của lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tự hào về di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Bối Khê, trong đó có hầm địa đạo từ kháng chiến chống thực dân Pháp, các bạn đoàn viên thanh niên xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai) đã dày công nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về di tích, rồi số hóa để thuận tiện lan tỏa thông tin đến cộng đồng.
“Tui tưởng đã chết ở trong căn hầm đó rồi. Sinh xong, chỉ kịp nhìn con o oe tìm sữa là ngất lịm đi. Vậy mà cũng đã hơn 60 năm”, bà Hoan móm mém cười, mắt nheo nheo nhìn ra phía đảo Cồn Cỏ đang vào chiều gió lộng.
Trong phần mô tả bộ phim tài liệu Một thế giới bên dưới cuộc chiến: Bí mật địa đạo Việt Nam , nữ đạo diễn người Hà Lan janet Gardner đã viết: Những năm 1965, người dân ở một tỉnh miền trung Việt Nam đứng ở tuyến đầu của một cuộc chiến tranh ngày càng tàn khốc. Với họ, chiến tranh đã trở thành một cuộc đấu tranh để sinh tồn. Nhưng thay vì lựa chọn chạy trốn khỏi ngôi làng của tổ tiên, họ lại kiến tạo nên một loạt đường hầm, kiến tạo nên MỘT THẾ GIỚI BÊN DƯỚI CUỘC CHIẾN.
Trong số hàng nghìn kilomet địa đạo trải dài khắp Vĩnh Linh, Vịnh Mốc được coi là một huyền thoại bất tử, nơi đã chở che, nuôi nấng và ươm những hạt mầm hy vọng cho vùng lũy thép, lũy hoa. Vịnh Mốc cũng chính là công trình tiêu biểu nhất cho ý chí quật cường, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược của cha ông.
Một tuần sau khi “thắng lớn” tại Liên hoan phim Việt Nam ở Ðà Lạt, đã thấy Bùi Thạc Chuyên (ảnh bên) lầm lũi khoác ba-lô lọ mọ khảo sát bờ sông Sài Gòn phía Củ Chi. Ông đạo diễn chuyên gặt giải thưởng này lại đã bắt đầu một hành trình mới. Và rất khó khăn mới “bắt” được Chuyên trên một căn gác nhỏ trong một con hẻm Sài Gòn, trong khu văn phòng làm việc của HK film - đối tác mới, nhà đồng sản xuất của Chuyên trong dự án mới - Ðịa đạo.
Ngày 5/10, tại Di tích Quốc gia địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế, Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khánh thành, mở cửa, đưa Di tích địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế - hay còn gọi là địa đạo khe Trái - vào hoạt động, phục vụ khách tham quan, tìm hiểu.