Trung bình mỗi bữa, N.G.H (Hà Nội) ăn khoảng 3 bát cơm, mỗi ngày uống 1 lon nước ngọt và ăn 2 gói bim bim cỡ đại. Chỉ một thời gian sau đại dịch Covid-19, cậu bé 15 tuổi rơi vào tình trạng béo phì, nặng tới 110kg.
"Việt Nam không phải chờ 10-20 năm nữa chứng minh xem trẻ em có mắc đái tháo đường, tim mạch không từ việc tiêu thụ đồ uống có đường. Chúng ta hãy học ngay lập tức thế giới và lắng nghe khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, không nên chần chừ việc đề xuất chính sách hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng nhấn mạnh.
Ngày 9/4, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm có hại cho sức khỏe.
Theo tạp chí khoa học Frontiers (Thụy Sĩ), bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và nhiều loại bệnh khác tại châu Âu. Một nghiên cứu khác được công bố gần đây của các chuyên gia Thụy Điển cho rằng, việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có chứa thành phần đường bổ sung sẽ làm gia tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch.
Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ một lít đồ uống có đường mỗi tuần, gây ra nhiều bệnh thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tim mạch, răng miệng… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để giảm tác hại từ đồ uống có đường, biện pháp quan trọng nhất là tăng giá của chúng bằng thuế.
Quan điểm của các chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp nêu ra tại hội thảo khoa học Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 4/7 là chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia trước năm 2026.
Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020, cùng với đó là gần 1/3 trẻ em tiêu thụ nước ngọt thường xuyên ít nhất một lần/ngày.