Việc tham gia Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước CAT) là bước đi cụ thể trong quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nâng cao đáng kể uy tín quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền và tạo ra những động lực, cơ sở mới để thúc đẩy hoạt động phòng, chống tra tấn ở nước ta hiện nay.
Ngày 28/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công an phối hợp Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, tổ chức Hội thảo quốc tế “Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người” (CAT).
Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT).
Trại tạm giam số 1 và Trại tạm giam số 2 là hai đơn vị nghiệp vụ của Công an thành phố Hà Nội giữ chức năng quản lý, giam giữ và giáo dục gần 6.000 can phạm nhân với nhiều tội danh khác nhau. Bên trong hai cơ sở giam giữ lớn nhất của Công an thành phố là cả một thế giới thu nhỏ với hàng nghìn con người vì lỗi lầm, phạm pháp mà bị hạn chế quyền công dân.
Bằng lòng nhân ái và sự bao dung, những cán bộ, chiến sĩ của 2 Trại tạm giam số 1 và số 2 Công an thành phố Hà Nội đã giúp cho nhiều can phạm nhân cải tạo tốt để làm lại cuộc đời.
Trải qua nhiều thập kỷ, ngày một nhiều người đã được tiếp cận và thụ hưởng quyền sức khỏe. Tuy nhiên, ở mọi quốc gia, do bị hạn chế một số quyền dân sự theo luật định, người đang bị tạm giữ, tạm giam có thể được nhìn nhận như một nhóm có nguy cơ bị xâm hại về mặt sức khỏe lẫn tinh thần, đặc biệt là các bị can thuộc các nhóm yếu thế như trẻ vị thành niên, người cao tuổi, người mắc các bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ.
Hội thảo được tổ chức nhằm đáp ứng các yêu cầu về chính trị, đối nội vừa phù hợp với các yêu cầu của quốc tế; đồng thời cũng để quốc tế hiểu rõ hơn các nỗ lực của Việt Nam trong triển khai Công ước Chống tra tấn.
Nhận thức vai trò, vị trí quan trọng của Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn hoặc Công ước CAT), Việt Nam không ngừng nỗ lực triển khai tổng thể các biện pháp để thực hiện có hiệu quả Công ước, từ đó đạt được những th ành tựu được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Ở Việt Nam, Nhà nước luôn bảo đảm mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Quyền cơ bản ấy sớm được quy định cụ thể trong Hiến pháp 1959, tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện qua Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 (sửa đổi và bổ sung năm 2001) và Hiến pháp 2013 trước khi Việt Nam là thành viên chính thức của Công ước chống tra tấn (Công ước CAT) vào ngày 7/3/2015.