Tòa thánh Vatican thông báo sẽ tổ chức Mật nghị Hồng y vào ngày 7/5 để bầu chọn người kế nhiệm Giáo hoàng Francis, người vừa qua đời ngày 21/4. Mật nghị sẽ diễn ra tại Nhà nguyện Sistine sau thánh lễ tại Vương cung Thánh đường Thánh Peter.
Một bản chứng thư tóm tắt cuộc đời và sứ vụ của Giáo hoàng Francis đã được đặt trong linh cữu, chôn cất tại hầm mộ ở Rome, theo truyền thống của Tòa thánh Vatican.
Dòng người khổng lồ đổ về Rome trong lễ tang Giáo hoàng Francis đã cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của vị giáo hoàng gắn liền với cải cách và lòng nhân ái.
Sau khi Giáo hoàng Francis qua đời ngày 21/4, Vatican đã kích hoạt các nghi thức cổ truyền, trong đó có việc hủy nhẫn Ngư phủ – biểu tượng quyền lực tối cao của người đứng đầu Giáo hội Công giáo.
Không khí tại Vatican những ngày qua trở nên đặc biệt trang nghiêm và đầy xúc động khi hàng chục nghìn người từ khắp nơi trên thế giới tụ hội về Quảng trường Thánh Peter để tiễn biệt Giáo hoàng Francis – vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo La Mã.
Chính phủ Israel vừa gây chú ý khi đăng tải lời chia buồn về sự ra đi của Giáo hoàng Francis trên mạng xã hội X, sau đó nhanh chóng xóa đi mà không nêu lý do. Tờ The Jerusalem Post dẫn lời một số quan chức Bộ Ngoại giao Israel cho biết bài đăng là “một sai sót”.
Giữa lòng Vatican cổ kính, một giáo hoàng đã khắc tên mình bằng những lựa chọn đi ngược truyền thống nhưng chất chứa tinh thần đổi mới và lòng vị tha thời đại.
Vào lúc 7h35 phút sáng ngày 21/4, Đức Giáo hoàng Francis – người đứng đầu Giáo hội Công giáo từ năm 2013 – đã qua đời tại nơi ở trong Vatican sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Ông hưởng thọ 88 tuổi.