Ghép mô, tạng là thành tựu y học quan trọng, giúp cứu sống và cải thiện chất lượng sống cho hàng nghìn bệnh nhân suy tạng giai đoạn cuối. Sau hơn 30 năm, từ ca ghép tạng đầu tiên (năm 1992), đến nay kỹ thuật ghép tạng Việt Nam đã theo kịp được thế giới. Tuy nhiên, nhận thức về đăng ký hiến mô, tạng từ cộng đồng hiện còn nhiều hạn chế, nhất là số người hiến tạng sau chết não còn thấp so với các nước trong khu vực.
Trình độ ghép mô, tạng của các bác sĩ Việt Nam tương đương các nước tiên tiến trên thế giới khi đã thực hiện ghép được các tạng: thận, gan, tim, phổi... Tuy nhiên, thực tế hiện nay do còn khá nhiều rào cản, cho nên số người mắc các bệnh hiểm nghèo chưa được cứu sống nhờ ghép tạng còn cao, trong khi đó nhiều tạng (từ người chết não, chết tim) lại bỏ phí.
Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 trở thành một đơn vị cùng với Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương đồng hành tuyên truyền vận động thu nhận giác mạc để đem lại ánh sáng cho những người bệnh không may bị mù do các bệnh lý giác mạc gây ra.
Ngày 5/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị phát triển “Mạng lưới tư vấn viên vận động hiến tặng mô, tạng” khu vực phía nam và trao quyết định thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại khu vực phía nam.
Năm 2024, Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện phấn đấu vận động, tiếp nhận khoảng 1,6 triệu đơn vị máu, trong đó, 99% đơn vị máu là từ người hiến máu tình nguyện; tỷ lệ người hiến máu nhắc lại đạt hơn 60%.