Mức sinh trên toàn quốc đang giảm dưới mức sinh thay thế, khi số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 2,11 (năm 2021) xuống 2,01 (năm 2022), 1,96 (năm 2023) và 1,91 (năm 2024) và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Việc giảm xuống dưới mức sinh thay thế (2,1 con) sẽ ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số. Chính vì vậy các ngành chức năng cần có những giải pháp cụ thể, hợp lý, thực tế để sớm ổn định mức sinh.
Theo Cục Dân số, tỷ suất sinh con ở vị thành niên (từ 15-19 tuổi) vẫn còn cao, trên toàn quốc là 42 trẻ sinh ra sống/1.000 phụ nữ, cao nhất ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, nơi tập trung đông các dân tộc thiểu số.
Chiều 25/12, tỉnh Hậu Giang tổ chức họp mặt Kỷ niệm 62 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2023); tuyên dương cặp vợ chồng sinh đủ 2 con một bề là gái và tổng kết công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình, chiến dịch truyền thông dân số năm 2023.
Ngày 30/8, tọa đàm “Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình với sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững” đã được Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế (IDE) tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia các bộ, ngành tại Hà Nội và trung ương.
Theo báo cáo của Cục Dân số (Bộ Y tế), nhiều chỉ tiêu của công tác dân số khó hoàn thành như kế hoạch đề ra. Vậy, đâu là nguyên nhân và cần những giải pháp nào để công tác dân số đạt chỉ tiêu đề ra.