Thu hoạch mía bằng cơ giới trên cánh đồng mía lớn Nhà máy đường An Khê (Gia Lai).

Liên kết doanh nghiệp và nhà nôngtrên cánh đồng mía lớn

Vùng Đông Trường Sơn thuộc thị xã An Khê và 3 huyện Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro của tỉnh Gia Lai là nơi có cánh đồng mía lớn nhất nước với khoảng 4.000 ha mía nguyên liệu. Tại đây, nhà máy đường An Khê đã liên kết với người dân hình thành hơn 100 cánh đồng mía lớn có diện tích hơn 3.000 ha mang lại giá trị sản xuất cao.
Nhà máy chế biến cà-phê Sơn La được đầu tư xây dựng đã giúp tỉnh Sơn La gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu.

Gắn chế biến nông sản với mở rộng liên kết sản xuất

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 21/1/2021 về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La đã có nhiều giải pháp hữu hiệu. Trong đó, nổi bật là huyện Mai Sơn, nơi được xem là vựa cây ăn quả lớn, nhờ triển khai tốt việc gắn chế biến nông sản với việc mở rộng liên kết sản xuất…
Thu hoạch mía tại Phú Yên. Ảnh: Trình Kế

Vị ngọt đầu Xuân

Những ngày cuối năm, Phú Yên bắt đầu thu hoạch vụ mía 2023-2024. Ngay từ đầu vụ, giá mía nguyên liệu được các nhà máy thu mua đạt cao nhất từ trước tới nay. Nhờ đó, nông dân các huyện miền núi Phú Yên những ngày giáp Tết Nguyên đán này rất phấn khởi khi bán mía với giá cao, hứa hẹn một mùa mía đường ngọt ngào.
Người dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, Hòa Bình đang thu hoạch mía.

Hòa Bình hướng tới xuất khẩu mía bền vững ra thị trường thế giới

Tỉnh Hòa Bình thực hiện đề án thay thế giống mía tím bằng phương pháp nuôi cấy mô đã mang lại hiệu quả về kinh tế cao cho người trồng mía. Năng suất, chất lượng cao, mẫu mã đẹp hơn so với giống mía cũ, 1ha trồng mía tím bằng giống nuôi cấy mô cho lợi nhuận cao hơn cách trồng truyền thống từ 50-70 triệu đồng. Nhờ đó, tỉnh đã từng bước xuất khẩu mía ra thị trường thế giới.