Nhiều sản phẩm của Việt Nam đạt tiêu chuẩn Halal trưng bày bên lề hội nghị chuyên đề về Halal. (Ảnh minh họa: TRUNG HƯNG)

Tận dụng tiềm năng sản phẩm Halal để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Với nhiều tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm Halal (tuân theo các tiêu chuẩn của người Hồi giáo), Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu trị giá hàng nghìn tỷ USD, nhất là trong bối cảnh yêu cầu đa dạng hóa thị trường trước nhiều bất định khó lường của kinh tế thế giới.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chia sẻ với báo chí về những kế hoạch ngành nông nghiệp trong năm 2025.

Ngành nông nghiệp nỗ lực giữ vững thị trường và phát triển kinh tế xanh

Năm 2024 mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt được kết quả tích cực. Trong năm mới 2025, ngành nông nghiệp xác định sẽ còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mới. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đạt 65 tỷ USD vào năm 2025, ngành nông nghiệp lên những phương án để tháo gỡ khó khăn ngay từ những tháng đầu năm. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã có buổi chia sẻ với báo chí về những mục tiêu này vào đầu Xuân Ất Tỵ 2025.
Hạt điều là sản phẩm có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Halal. Trong ảnh: Sơ chế hạt điều trước khi đưa vào kho bảo quản tại Công ty CP Hà Mỵ (huyện Ðồng Phú, tỉnh Bình Phước). (Ảnh NHẤT SƠN)

Mở cửa thị trường nông sản Halal

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường nông nghiệp, thực phẩm Halal dành cho người theo đạo Hồi phục vụ khoảng 2 tỷ người, chiếm khoảng 20% dân số thế giới. Việt Nam hiện có nhiều nông sản phù hợp nhu cầu của người Hồi giáo nhưng lại chưa hình thành hệ sinh thái Halal để khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng này.
Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) và Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông.

Tiêu chuẩn và chứng nhận: Chìa khóa để doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường Halal

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng phối hợp Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (IAMES) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tiêu chuẩn và Chứng nhận: Chìa khóa để tham gia thị trường Halal”, nhằm cung cấp thông tin cần thiết về thị trường Halal, qua đó thúc đẩy sự tham gia của Việt Nam vào thị trường Halal toàn cầu một cách bền vững.
Thị trường Halal màu mỡ còn bỏ ngỏ

Thị trường Halal màu mỡ còn bỏ ngỏ

Quy mô thị trường Halal toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời gian tới, dự kiến đạt khoảng 2,8 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Cùng với đó, ngành công nghiệp Halal (cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn cho người Hồi giáo) nói chung và thực phẩm Halal nói riêng cũng có quy mô tầm cỡ, tiềm năng tăng trưởng cao. Mặc dù đây là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam, nhưng doanh nghiệp Việt vẫn chưa khai thác tốt cơ hội từ thị trường màu mỡ này.