Nhiều sản phẩm của Việt Nam đạt tiêu chuẩn Halal trưng bày bên lề hội nghị chuyên đề về Halal. (Ảnh minh họa: TRUNG HƯNG)

Tận dụng tiềm năng sản phẩm Halal để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Với nhiều tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm Halal (tuân theo các tiêu chuẩn của người Hồi giáo), Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu trị giá hàng nghìn tỷ USD, nhất là trong bối cảnh yêu cầu đa dạng hóa thị trường trước nhiều bất định khó lường của kinh tế thế giới.
Chế biến cà rốt xuất khẩu tại Công ty cổ phần AMEII Việt Nam, tỉnh Hải Dương. (Ảnh TRẦN ÐỨC)

Nỗ lực trở thành nhà cung cấp thực phẩm Halal toàn cầu

Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, xuất khẩu sản phẩm Halal của chúng ta vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong khi đó, đây là khu vực thị trường giàu tiềm năng với mức chi tiêu của cộng đồng Hồi giáo toàn cầu cho thực phẩm Halal đạt khoảng 1.900 tỷ USD trong năm 2024 và dự kiến đạt 15.000 tỷ USD vào năm 2050.
Sơ chế, đóng gói rau trồng theo phương pháp thủy canh tại nông trường VinEco Tam Đảo. (Ảnh ĐỨC AN)

Bước nhảy vọt của ngành hàng rau quả

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự báo cả năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 7,2 tỷ USD - con số kỷ lục từ trước tới nay, cao hơn 1,6 tỷ USD so với năm 2023. Bước nhảy vọt này đang mở ra chặng đường phát triển mới cho ngành hàng rau quả trong những năm tiếp theo trên hành trình hướng tới kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD.
Gạo Việt Nam đang được xuất khẩu nhiều sang các nước châu Phi.

Khai thác thị trường nông sản Trung Đông và châu Phi

11 tháng đầu năm 2023, trong khi giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tới thị trường châu Mỹ giảm 17,7%; châu Âu giảm 12,5%; châu Đại Dương giảm 13,5% thì thị trường châu Á tăng 6,8% và châu Phi tăng 21,7%. Trong đó, gạo, cà-phê, thủy sản là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam vào khu vực thị trường Trung Đông và châu Phi.