Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (25/1) đã vận chuyển bằng đường hàng không 1,4 tấn hàng hóa và vật tư y tế đến Tanzania để chống lại đợt bùng phát bệnh do virus Marburg (MVD) ở phía tây bắc của nước này.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) vừa công bố kế hoạch kêu gọi hỗ trợ tức thời để giúp Tanzania chống lại đợt dịch bệnh do virus Marburg gây ra có nguy cơ bùng phát tại nước này.
Bộ trưởng Y tế Sabin Nsanzimana phát biểu tại một cuộc họp báo hôm qua cho biết, Rwanda đã tuyên bố chấm dứt đợt bùng phát virus Marburg ở nước này sau khi bệnh nhân cuối cùng hồi phục cách đây 42 ngày.
Để chủ động giám sát, phát hiện, kiểm soát bệnh Marburg xâm nhập vào Việt Nam, Cục Y tế dự phòng có văn bản khẩn đề nghị tập trung triển khai các hoạt động phát hiện, kiểm soát dịch bệnh.
Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan (DDC) ngày 21/2 thông báo, cơ quan này đang tiến hành theo dõi chặt chẽ mối đe dọa của virus Marburg, đang lây lan ở Trung Phi và đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 9 người trong khu vực.
PGS, TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, virus Marburg thường lây qua đường tiếp xúc là chủ yếu. Đây là một bệnh gây dịch lẻ tẻ, tuy nguy hiểm nhưng hiện tại chưa đủ yếu tố để lan ra toàn cầu cũng như đến Việt Nam.
PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định, nếu bệnh do virus Marburg xâm nhập vào Việt Nam qua con đường nhập cảnh, nguy cơ virus lây nhiễm, bùng phát tại nước ta là thấp.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14/2 triệu tập cuộc họp khẩn sau khi có ít nhất 9 người tại Ghinea Xích đạo tử vong do sốt xuất huyết virus Marburg - "họ hàng" của virus Ebola.
Cơ quan y tế Ghana (GHS) ngày 17/7 thông báo 2 trường hợp nhiễm virus Marburg. Đây là lần đầu tiên căn bệnh liên quan đến Ebola được phát hiện tại quốc gia Tây Phi này.