[Video] Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

[Video] Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình". Trong đó nhấn mạnh: “Để hiện thực hoá khát vọng vươn mình của dân tộc, chúng ta phải giải quyết nhiều việc, trong đó, một nhiệm vụ rất trọng tâm là phải tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế, pháp luật để giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước, tận dụng mọi cơ hội phát triển”.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025. (Ảnh: DUY LINH)

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò của thể chế, pháp luật đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời, Đảng đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về hoàn thiện thể chế, pháp luật phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Cán bộ Tòa án nhân dân huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam giải thích quy định pháp luật cho người dân. (Ảnh HẢI ĐĂNG)

Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế trong tiến trình bước vào kỷ nguyên mới

Nước ta đã hình thành hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, tạo nền tảng pháp lý để phát triển kinh tế-xã hội; tuy nhiên, công tác xây dựng và thi hành pháp luật vẫn còn không ít hạn chế, bất cập. Đây chính là nguyên nhân khiến thể chế được Đảng ta nhận định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” trong tiến trình bứt phá, tăng tốc bước vào kỷ nguyên mới của đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương ngày 24/2. (Ảnh: TTXVN)

Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương (ngày 24/2) về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo và định hướng quản lý tài sản, tiền số ở Việt Nam, sau khi nghe báo cáo của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, các ý kiến phát biểu đóng góp của các đại biểu dự họp, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận như sau:
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Đối thoại. (Ảnh: NHẬT BẮC/VGP)

Giải phóng tiềm năng tăng trưởng, thúc đẩy đầu tư và đổi mới sáng tạo

Sáng 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tham dự và phát biểu tại Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55 với chủ đề: Giải phóng tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam: Thúc đẩy đầu tư và đổi mới sáng tạo vì một tương lai hùng cường.
Khu kinh tế mở THACO Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: LAN ANH

Vượt qua điểm nghẽn thể chế phát triển

Được coi là “đột phá của đột phá”, nhiều năm trở lại đây, hoàn thiện thể chế phát triển là một trong ba đột phá chiến lược luôn được ghi trong các nghị quyết Đại hội của Đảng ta. Mới đây, phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh, “trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”.
Hội nghị tập huấn, triển khai thi hành Luật Ðất đai năm 2024 do UBND tỉnh Bình Thuận phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. (Ảnh HỮU TRÍ)

Quản lý, khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên

Ðể góp phần thực hiện các mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai quyết liệt các nhiệm vụ được giao, tham mưu, chỉ đạo toàn ngành tổ chức thực hiện kịp thời nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

[Ảnh] Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.
Đổi mới thể chế mạnh mẽ, hiệu quả để phát triển toàn diện

Đổi mới thể chế mạnh mẽ, hiệu quả để phát triển toàn diện

Từ năm 1986, Đảng ta đã chủ trương đổi mới tư duy từ suy nghĩ đến hành động nặng tính quan liêu, bao cấp trong một nền kinh tế kế hoạch hóa cao độ để chuyển qua một cách suy nghĩ mới, tiếp cận mới đối với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó đã đưa đất nước ta vào một giai đoạn phát triển mới, vượt qua rất nhiều khó khăn để có được một nước Việt Nam như ngày nay.
Ảnh minh hoạ: Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thực hiện ngay cơ chế "sửa một luật, điều chỉnh nhiều luật". (Ảnh: DUY LINH)

Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển

Đột phá về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản đã được Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII thống nhất đưa vào văn kiện Đại hội XIV của Đảng. Ngay sau hội nghị, Quốc hội, Chính phủ đã gương mẫu, đi đầu, làm rất quyết liệt với tinh thần đổi mới, cải cách, hết lòng vì sự nghiệp chung; tổ chức ngay nhiều phiên họp rà soát nội dung các dự án luật trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 8.
Quang cảnh hội thảo "Nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030"

Tìm giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030

Ngày 31/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo "Nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030" để tìm các giải pháp hữu hiệu hiện thực hóa quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nhà đầu tư theo dõi thị trường chứng khoán. (Ảnh ĐĂNG ANH)

Phản ứng chính sách kịp thời

Tại Diễn đàn cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ 2 do Báo Đầu tư phối hợp với Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) tổ chức vừa qua, cơ quan quản lý nhà nước và các chuyên gia kinh tế đã cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình kinh tế-xã hội năm tháng đầu năm 2024 và nêu những xu hướng chủ đạo của quá trình phục hồi, phát triển kinh tế thời gian tới.
Quang cảnh Hội thảo Văn hóa năm 2024 tại Quảng Ninh.

Hoàn thiện thể chế, chính sách, bảo đảm nguồn nhân lực phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Ngày 12/5, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp Ban Tuyên Giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
Đại biểu tham dự hội thảo chiều 5/11

Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Nâng cao chất lượng giáo dục đại học là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh nền kinh tế tri thức. Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học từ tác động của thể chế, chính sách đã được thảo luận dưới các góc độ khác nhau từ cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo, người sử dụng lao động, doanh nghiệp xã hội...
Kiến tạo thị trường bất động sản

Kiến tạo thị trường bất động sản

So năm 1993, thị trường bất động sản tại thời điểm hiện nay đã có sự thay đổi lớn về cả chất và số lượng. Vậy những thay đổi về lực lượng sản xuất này được phản ánh thế nào trong quan hệ sản xuất của lĩnh vực đất đai cũng như trong việc thiết kế các đạo luật liên quan nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển thị trường bất động sản định hướng xã hội chủ nghĩa?
Khách hàng gia tăng trải nghiệm với ngân hàng số.

Thúc đẩy số hóa hoạt động ngân hàng

Thời gian qua, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã chủ động ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, phát triển mô hình ngân hàng số, tạo lập hệ sinh thái số cung ứng các sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, chất lượng. Điều này nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, từ đó, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế số, xã hội số.
Quan hệ giữa ASEAN và các đối tác được tăng cường. (Ảnh BỘ NGOẠI GIAO)

Đưa ASEAN trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu

Theo chủ đề của năm nay là “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, Indonesia, Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2023, đưa ra nhiều ưu tiên, sáng kiến nhằm nâng cao khả năng ứng phó của ASEAN trước các thách thức và đưa Hiệp hội trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu. Là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam tiếp tục đồng hành với các nước thành viên nỗ lực thực hiện các mục tiêu đề ra trong năm nay.