Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Marco Rubio ngày 18/4 cảnh báo Washington sẽ rút khỏi nỗ lực làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine nếu không thấy tiến triển rõ ràng trong vài ngày tới.
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Tổng thống Zelensky, ông Rutte cho rằng, nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy ngừng bắn và hòa bình lâu dài tại Ukraine là "không dễ dàng."
Theo giới chức quân sự, lực lượng gìn giữ hòa bình nhiều khả năng sẽ không đóng tại khu vực biên giới Ukraine-Nga mà sẽ được bố trí cách xa đường ranh giới ngừng bắn, thậm chí ngoài lãnh thổ Ukraine.
Đăng lên mạng xã hội X ngày 6/4 Tổng thống Nga Emmanuel Macron nói rằng trong bối cảnh Ukraine đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn và cộng đồng châu Âu cũng đang nỗ lực để đảm bảo đạt được thỏa thuận hòa bình, thì Nga vẫn đang tiếp tục chiến sự với cường độ mới.
Ngày 6/4, Văn phòng truyền thông do Hamas điều hành cho biết khoảng 90% nhà ở tại tỉnh Rafah ở Nam Dải Gaza đã bị phá hủy bởi các chiến dịch quân sự của Israel, đẩy khu vực này vào tình trạng mà họ mô tả là "thảm họa nhân đạo toàn diện".
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí duy trì các lệnh trừng phạt đối với Nga đồng thời xem xét siết chặt hơn nữa các biện pháp này cho đến khi xung đột tại Ukraine chấm dứt.
Ngày 24/3, phong trào Hồi giáo Hamas thông báo đang tích cực hợp tác với các bên trung gian cũng như phản hồi các đề xuất của họ nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Dải Gaza.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel vẫn tiếp tục tấn công lãnh thổ Liban, đồng thời tuyên bố họ đang nhắm vào các địa điểm quân sự của lực lượng Hezbollah.
Ngày 24/3, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas sẽ đến Israel và các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng nhằm thúc đẩy việc nối lại ngay lập tức thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, sau khi xung đột leo thang nghiêm trọng.
Các nước Arab cùng Liên hợp quốc và nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại sau khi Israel nối lại chiến dịch tấn công ở Dải Gaza, khiến hơn 400 người chết. Trong các cuộc điện đàm riêng rẽ ngày 18/3, các nhà lãnh đạo Ai Cập, Kuwait và Bahrain cảnh báo các cuộc tấn công mới nhất của Israel vào Gaza đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực.
Trả lời phỏng vấn truyền thông Trung Ðông, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Badr Abdelatty thông báo, các phe phái Palestine đã đạt đồng thuận về việc thành lập một ủy ban kỹ trị phi đảng phái nhằm giám sát triển khai kế hoạch tái thiết Dải Gaza.
Phong trào Hamas nhất trí với kế hoạch quản lý Gaza do khối Arab bảo trợ trong giai đoạn chuyển tiếp và sẵn sàng tiến tới giai đoạn hai của thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza.
Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã mạnh mẽ lên án việc Israel phong tỏa viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đồng thời phản đối kế hoạch cưỡng chế di dời người Palestine khỏi vùng đất lịch sử của họ.
Ngày 6/3, phản ứng trước “tối hậu thư” của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đại diện Phong trào Hamas cho rằng, những lời đe dọa này làm phức tạp thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza và khuyến khích Israel không thực hiện các điều khoản đã cam kết.
Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập Osama Rabie thông báo, kênh đào Suez hiện đã sẵn sàng cho việc vận hành tối đa công suất trong bối cảnh vận chuyển thương mại toàn cầu đang dần trở lại bình thường. Ai Cập đang chuẩn bị các biện pháp cụ thể và cần thiết cho việc nối lại hoạt động hàng hải đầy đủ qua kênh đào Suez khi an ninh ở Biển Ðỏ và eo biển Bab al-Mandab đang dần được khôi phục.
Israel đã chính thức chấp thuận đề xuất của Mỹ về việc ngừng bắn tạm thời tại Dải Gaza trong tháng Ramadan thiêng liêng của người Hồi giáo và kỳ nghỉ lễ Passover của người Do Thái.
Hamas khẳng định sẵn sàng thực hiện "các giai đoạn còn lại" của thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza, khi giai đoạn đầu tiên sắp kết thúc trong bối cảnh chưa rõ bước đi tiếp theo.
Phong trào Hamas ngày 1/3 đã từ chối gia hạn giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza theo “công thức” của phía Israel. Tuyên bố này được đưa ra đúng vào ngày kết thúc giai đoạn 1 của thỏa thuận.
Ngày 1/3/2025 tới đây đánh dấu kết thúc giai đoạn đầu tiên của Thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 6 tuần giữa Israel và Phong trào Hamas tại Dải Gaza. Tuy nhiên, việc đàm phán về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận vẫn đang bị trì hoãn. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng xung đột bùng phát trở lại.
Hamas ngày 25/2 thông báo, đã đạt được thỏa thuận giải quyết vấn đề trì hoãn thả các tù nhân Palestine mà lẽ ra phải được phóng thích trong đợt gần nhất.
Phía Israel đã đồng ý cho phép vận chuyển các ngôi nhà di động và thiết bị hạng nặng vào Gaza để phục vụ cho công tác tái thiết, đổi lại, Hamas sẽ thả 6 con tin đang bị giam giữ tại Gaza.
Người phát ngôn cánh quân sự của phong trào Hamas, ông Abu Obaida, tuyên bố phong trào này sẽ hoãn đợt thả con tin tiếp theo, dự kiến diễn ra vào ngày 15/2, với lý do Israel không tuân thủ thỏa thuận.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hy vọng thiết lập lại quan hệ với Washington sau những căng thẳng với chính quyền tiền nhiệm chung quanh cuộc chiến ở Dải Gaza.
Phong trào Hamas cáo buộc phía Israel trì hoãn thực thi các điều khoản ngừng bắn ở Dải Gaza. Hamas cho rằng, Israel đã ngăn cản những người Palestine phải di dời được trở về nhà ở phía bắc Gaza, đồng thời cảnh báo động thái này có thể cản trở việc thực thi các giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận. Hamas nhấn mạnh sẽ buộc Chính phủ Israel chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ hành động nào cản trở việc thực thi thỏa thuận.
Qatar, cùng các nước trung gian khác là Mỹ và Ai Cập, đã công bố thỏa thuận ngừng bắn gồm 3 giai đoạn ở Gaza có hiệu lực vào ngày 19/1 nhằm chấm dứt 15 tháng xung đột giữa Israel và Phong trào Hamas.
Ngày 15/1, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hamas có thể mở đường cho việc chấm dứt tình trạng thù địch tại Dải Gaza.