Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 9/4/2025 thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng ban Chỉ đạo (BCĐ).
Báo cáo mới đây của Bộ Tư pháp và Tổng cục Thi hành án dân sự cho thấy: Công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
Chiều 31/12, tại buổi Thông báo kết quả phiên họp thứ 27 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin về vụ án tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC).
Sáng 26/12, Ban Chỉ đạo Thành ủy Đà Nẵng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban chỉ đạo) họp phiên thứ 10 để cho ý kiến một số nội dung và triển khai các công việc trong năm 2025.
Nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, vừa qua Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Ngày 25/11, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Thanh tra Chính phủ phối hợp Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Nâng cao năng lực thu hồi tài sản”.
Thời gian qua, cùng với các hoạt động trong lĩnh vực tư pháp nói chung, công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng được các ngành chức năng đẩy mạnh triển khai với kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của các ngành, địa phương, nhất là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp đồng bộ, nhằm thu hồi tối đa tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của pháp luật.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp điều tra, khám phá, xét xử nhiều đại án tham nhũng với số tiền, tài sản đặc biệt lớn. Thực trạng tham nhũng đang đặt ra nhiều vấn đề trong quá trình tố tụng, trong đó việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Nhiều cơ sở nhà, đất trong vụ án Phan Văn Anh Vũ đã được Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên giao Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thu hồi, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được vì có nhiều vướng mắc. Các tài sản nhà, đất này đều nằm ở những vị trí đắc địa, trung tâm quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, trong năm 2023, các tòa án đã tuyên thu hồi tiền và tài sản trị giá 1.859 tỷ đồng đối với 761 bị cáo trong 216 vụ án kinh tế, tham nhũng.
Thu hồi tài sản tham nhũng tại các vụ án luôn là vấn đề khó, phức tạp trong hoạt động thi hành án, nhất là các vụ án có số tiền phải thu hồi lớn, các vụ án mà bị can, bị cáo đã bỏ trốn hoặc đang phải chấp hành hình phạt ở mức cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc thu hồi tài sản tham nhũng đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của pháp luật cũng như thu hồi về cho Nhà nước số tiền bị thất thoát.
Ngày 16/3, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để cho ý kiến đối với Báo cáo kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc từ sau Phiên họp thứ hai (tháng 12/2022) đến nay.
Những năm gần đây, cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, gắn với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Bên cạnh chủ trương chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, công tác thu hồi tài sản tham nhũng ngày càng được nhận thức rõ ràng hơn và được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Chiều 19/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức họp báo công tác tư pháp quý 2/2022. Phát biểu tại buổi họp báo, đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, Chánh Văn phòng Bộ Tư Pháp cho biết, nửa năm 2022, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Bộ Tư pháp chú trọng thực hiện thông qua việc lồng ghép trong tổ chức các hoạt động, hội nghị, hội thảo và yêu cầu các báo cáo... để tạo thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị.
Bộ Tư pháp cho biết, công tác thi hành án dân sự tính từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 31/3/2022 đạt hơn 200 nghìn việc, đạt tỷ lệ hơn 49% với hơn 35 nghìn tỷ đồng.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành Hướng dẫn số 26/HD-VKSTC hướng dẫn một số kỹ năng của Kiểm sát viên khi kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.